Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa hè, cẩn trọng khi mặc bỉm cho bé

Thứ sáu, 10:38 08/05/2009 | Gia đình

Giadinh.net - Không khí nóng nực của thời tiết sang hè khiến nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ than phiền về chuyện nên hay không nên mặc bỉm cho “cục cưng”? Không đóng bỉm thì bé sẽ tè dầm, còn đóng vào thì bé bị hăm và tỏ ra khó chịu. Biết làm sao bây giờ?

Trẻ bứt rứt vì ra mồ hôi

Chị Lê Hoài Năm, có con gái 10 tháng tuổi, cho biết: Con chị mấy ngày nay thường tỏ ra khó ngủ, bứt rứt về đêm. Lo ngại con bị ốm, chị đưa con đi khám nhưng bác sĩ cho biết sức khoẻ của bé bình thường. Sau khi hỏi kinh nghiệm chăm con của một số bà mẹ, chị Năm thử không đóng bỉm vào ban đêm thì bé ngủ ngon lành. Lúc này, chị Năm mới phát hiện ra, do khí hậu nóng, bé chị lại ra nhiều mồ hôi nên hai bên bẹn có nổi nhiều mụn nhỏ, gây ngứa khiến bé khó chịu.

Khi chọn bỉm mặc mùa hè cho con, phải hết sức cẩn trọng.

 
Ngay cả cách lựa chọn bỉm cho con của một số phụ huynh cũng thể hiện sự chủ quan. Một bà mẹ trẻ có nick name “mẹ Nhím” trong một diễn đàn tâm sự: “Để tiết kiệm tiền và thời gian nên mình và chồng tới siêu thị vác 2 thùng bỉm về nhà để dùng dần cho bé. Kết quả là sau 2 tháng vẫn chưa dùng hết mà bé thì lớn lên nhiều. Vứt thì phí, mấy lần cố dùng mặc dù bỉm hơi chật, kết quả là bé nhà mình khóc toáng lên vì khó chịu, hai bên háng bé hăm đỏ lên phải tới bác sĩ”.
 

Một số gợi ý về cách mặc bỉm, tã giấy cho bé

- Đặt bé vững chắc trên một chiếc bàn hoặc tấm đệm trên sàn, cởi quần áo cho bé và gỡ bỉm ra (vẫn để nguyên đó).

- Đặt một tấm khăn dưới cổ bé đề phòng trường hợp bé trớ gây bẩn.

- Nhẹ nhàng nhấc hai chân bé lên rồi lau sạch toàn bộ khu vực, từ trước ra sau và giữa các nếp da gấp.

- Mở sẵn một bỉm sạch rồi mới kéo bỉm bẩn ra. Nhanh chóng đặt chiếc bỉm mới vào (phần có miếng dán nằm ở dưới lưng bé).

- Bôi phấn rôm hoặc kem chống cho bé trước khi đóng bỉm chắc chắn. Đảm bảo để bạn đút vào được 2 ngón tay vào phần trước của bỉm.

Theo chị Lê Thị Minh, nhân viên bán hàng quầy sơ sinh siêu thị Big C (Hà Nội): Nhiều bà mẹ do sự “tiện thể” và thiếu kinh nghiệm nên thường mua nhiều một lúc để dùng cho bé từ mùa đông sang mùa hè. Nhân viên bán hàng tư vấn cho khách phải đọc kỹ cách sử dụng và kích cỡ của sản phẩm trước khi mua để tránh phiền phức khi họ quay lại trả hàng vì không sử dụng được.
 
Trên thị trường bán khá nhiều loại bỉm dành cho bé, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số bà mẹ, khi chọn bỉm mặc mùa hè cho con phải hết sức cẩn trọng. Các mẹ nên chọn loại thoáng, bề mặt bên ngoài phải được làm từ loại giấy mềm, chống dị ứng. Những loại có chất lượng cao thường có thêm những hạt siêu thấm, giúp thấm hút các chất thải và phân bổ đều theo dọc tã giúp bé cảm thấy dễ chịu. Không nên thử nghiệm với nhiều loại bỉm hay tã giấy mà chỉ nên dùng một loại nhất định mà bé hợp.

Nên giảm số giờ đóng bỉm cho bé

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Quang (Viện Da liễu Hà Nội): Bỉm, tã giấy có nhiều ưu điểm như giúp bé ngủ yên khi về đêm và những lúc thời tiết lạnh, tiện lợi khi đi xa, có tính thẩm mỹ. Nhưng khi mùa hè đến, sử dụng các loại bỉm và tã giấy cần phải cẩn trọng hơn vì thời tiết nóng nực dễ gây hăm, viêm nhiễm bộ phận sinh dục đối với bé gái. Đối với bé trai nếu mặc tã giấy thường xuyên, nhiệt độ của tinh hoàn sẽ nóng hơn bình thường nên sẽ không tốt cho sức khỏe...

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bình (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội): Trong thời tiết mùa hè, bé vẫn có thể đóng bỉm nhưng cha mẹ nên giảm số giờ đóng bỉm cho trẻ. Cách khắc phục tốt nhất là nên tập cho trẻ thói đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.

Để tránh hăm khi thời tiết nóng nực, sau khi thay bỉm, cha mẹ nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Nên để da trẻ khô hẳn trước khi mặc bỉm mới vào. Không nên dùng phấn thoa lên vùng hăm vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây kích ứng da.

Các bác sĩ nhi khoa khuyên: Để bé không bị hăm, vào màu hè chỉ nên mặc bỉm lúc trẻ ngủ. Trẻ tập đi thì không cần thiết phải đóng bỉm nữa. Nếu trẻ nhũ nhi, đi ngoài nhiều lần thì nên thay cho bé trung bình khoảng 4 giờ một lần và ngay khi bé đi ngoài. Ở các nếp gấp, kẽ, nên xoa dầu hoặc kem dưỡng da dành riêng cho bé, nhằm tạo nên một lớp màng bảo vệ không cho nước tiểu và phân ngấm vào da bé. Khi trẻ bị viêm da phải dừng ngay việc mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm. Có thể thay bằng tã vải, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay...
 
 
Nên nhớ khi cho bé dùng bỉm, tã giấy

- Dùng tã giấy (bỉm) ta sẽ hạn chế được sự ẩm ướt khi dùng tã vải. Do vậy, sẽ tránh được cho bé bệnh hăm tã (với các bé da "lành"), da bé luôn khô ráo mà vẫn giữ được độ ẩm (pH) căn bằng.

- Việc hướng dẫn bé dùng bô phụ thuộc vào cá tính của từng bé và sự kiên trì hướng dẫn của bố mẹ. Việc dùng bỉm không ảnh hưởng đến quá trình này.

- Mọi ưu điểm của tã giấy sẽ trở nên vô nghĩa nếu vì lý do tiết kiệm, bạn thay bỉm cho bé muộn hơn thời gian chỉ định.

- Bé không nên bị "bao bọc" bởi bỉm suốt ngày. Khi thay bỉm cho bé, bạn nên tranh thủ để cho da bé được thông thoáng.

- Không nên để bé đóng bỉm quá 6 tiếng, cần thay bỉm cho bé 4 tiếng một lần. Và tất nhiên là không thể chấp nhận được việc đóng một chiếc bỉm cho bé suốt cả ngày.

 
Trúc Vy
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ vỡ mộng sau hôn nhân: Chồng không đưa lương, không mua tủ lạnh, điều này còn kinh hoàng hơn!

Người phụ nữ vỡ mộng sau hôn nhân: Chồng không đưa lương, không mua tủ lạnh, điều này còn kinh hoàng hơn!

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

Cứ ngỡ lấy chồng, người phụ nữ sẽ có người san sẻ, đồng hành cùng nhưng với câu chuyện của chị M. thì không như vậy.

Chồng qua đời, để lại bản di chúc trái với lời hứa khiến các con tranh cãi gay gắt

Chồng qua đời, để lại bản di chúc trái với lời hứa khiến các con tranh cãi gay gắt

Gia đình - 13 giờ trước

Ngay hôm đó, con út bỏ đi luôn, không ăn cơm, không chào ai, con trưởng thì giận dỗi...

Lương hưu gần 36 triệu/tháng, con cái thành đạt, nhưng ông lão 75 lại ghen tị với cuộc sống của người bạn nông dân nghèo

Lương hưu gần 36 triệu/tháng, con cái thành đạt, nhưng ông lão 75 lại ghen tị với cuộc sống của người bạn nông dân nghèo

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Tôi từng nghĩ, về già, tôi có lương hưu, tự chủ kinh tế là hạnh phúc. Thế nhưng, người bạn cũ không có lương hưu của tôi còn vui sướng hơn nhiều.

Mẹ chồng vội bê mâm cơm cất đi khi vừa nghe tiếng con dâu, điều cay đắng hiện ra lù lù trong ngăn mát tủ lạnh

Mẹ chồng vội bê mâm cơm cất đi khi vừa nghe tiếng con dâu, điều cay đắng hiện ra lù lù trong ngăn mát tủ lạnh

Gia đình - 18 giờ trước

"Tôi không ngờ bà ấy lại làm đến mức này…”, chia sẻ của cô con dâu gây chú ý.

Cụ bà 80 tuổi lương hưu ít hơn nhiều bạn bè nhưng lại có cuộc sống hưu trí an nhàn, vui vẻ hơn nhờ tránh xa 3 điều

Cụ bà 80 tuổi lương hưu ít hơn nhiều bạn bè nhưng lại có cuộc sống hưu trí an nhàn, vui vẻ hơn nhờ tránh xa 3 điều

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều năm qua, từ khi nghỉ hưu, bà luôn tuân theo những nguyên tắc sống nhất định.

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu

Gia sư tiết lộ chuyện ít người biết đằng sau công việc dạy con cho nhà giàu

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Nhiều gia đình sẵn sàng làm mọi thứ để con vào được trường học tốt nhất. Có cha mẹ thuê chuyên gia bấm huyệt để xoa bóp cho con ngủ ngon trước kỳ thi, có người thuê bác sĩ riêng để cấu hình lại sóng não.

Bị tăng giá sính lễ sát ngày cưới, chú rể có hành động khiến cả nhà gái muối mặt

Bị tăng giá sính lễ sát ngày cưới, chú rể có hành động khiến cả nhà gái muối mặt

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Mẹ cô dâu tăng giá sính lễ sát ngày cưới, chú rể bực mình nghĩ ra 'độc chiêu' khiến cả nhà gái muối mặt với quan khách.

3 điều mẹ đơn thân hối tiếc vì đã không làm khi còn trẻ

3 điều mẹ đơn thân hối tiếc vì đã không làm khi còn trẻ

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi hoài niệm về quá khứ, về tuổi trẻ, Janet Blaser cũng có những điều nuối tiếc.

Tin con dâu, bà lão suýt mất đất hương hỏa trị giá hàng chục tỷ đồng

Tin con dâu, bà lão suýt mất đất hương hỏa trị giá hàng chục tỷ đồng

Gia đình - 1 ngày trước

Tin tưởng con dâu mê cờ bạc sẽ thay đổi, mẹ chồng không chỉ mất số tiền tiết kiệm mà còn đứng trước nguy cơ không giữ được khu đất hương hỏa trị giá hàng chục tỷ đồng.

Cậu bé tự ti vì nhà không giàu như bạn, chỉ một câu hỏi của mẹ khiến em ngừng so sánh và nhận ra bài học đắt giá

Cậu bé tự ti vì nhà không giàu như bạn, chỉ một câu hỏi của mẹ khiến em ngừng so sánh và nhận ra bài học đắt giá

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Chỉ bằng một câu hỏi nhẹ nhàng, người mẹ đã khiến con không chỉ ngừng so sánh mà còn học được bài học đắt giá về giá trị bản thân.

Top