Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa mưa to, mẹ lo con bệnh

Thứ năm, 14:01 26/09/2013 | Sống khỏe

GiadinhNet - Niềm vui tựu trường vừa tới thì nỗi lo cũng cùng lúc kéo về. Trong khi trẻ hứng thú với những cơn mưa bong bóng mát mẻ xua tan mùa hạ oi nồng, thì các bậc cha mẹ lại đối mặt với nỗi lo bệnh nhiễm khuẩn mùa mưa lũ tấn công cả gia đình, đặc biệt là con trẻ.

Bệnh đến hẹn lại lên

Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, ở thời điểm mùa mưa lũ bắt đầu, khi nỗi lo về những căn bệnh tưởng chừng “độc quyền” của mùa hè như cúm A/H1N1, chân tay miệng… còn chưa hết, thì nhiều bệnh nhiễm khuẩn lại phát sinh do mưa lũ, ngập lụt kéo dài, độ ẩm tăng, môi trường ô nhiễm. Những nhân tố này tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán theo nguồn nước, không khí.

Đến hẹn lại lên, ba nhóm bệnh thường hoành hành trong mùa mưa lũ bao gồm: Nhóm bệnh tiêu hóa (tiêu chảy, nhiễm trùng tiêu hóa, lỵ, nặng nhất là thương hàn và bệnh tả); nhóm bệnh da liễu (ghẻ, chốc, viêm nang lông, nhiễm trùng da do ngâm nước…) và nhóm bệnh hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...). Ngoài ra, viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng thường xuyên có mặt trong danh sách những bệnh nhiễm khuẩn mùa mưa lũ.

Mùa mưa to, mẹ lo con bệnh 1

Mùa mưa lũ kéo theo những căn bệnh nhiễm khuẩn sẵn sàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các con

Điều đáng nói là không ít cha mẹ coi các nhiễm khuẩn này chỉ là bệnh “xoàng”, “không có gì phải ầm ĩ”. Đa số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đều không có thói quen phòng bệnh. Khi đã nhiễm bệnh mới lo chạy chữa kéo theo những hệ lụy nặng nề. Đó không chỉ là việc sức khỏe suy giảm, sự mệt mỏi căng thẳng của người nhà mà thời gian dành cho công việc, kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng, đặc biệt việc học tập khi đã bước vào năm học mới bị gián đoạn khiến trẻ bỏ lỡ kiến thức, không theo kịp bạn bè.

Thực tế, do trẻ em có sức đề kháng yếu, ý thức tự giác phòng bệnh gần như chưa có nên cha mẹ không thể “khinh thường” các bệnh mùa mưa lũ này. Có không ít trường hợp trẻ bị suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng vì mất nước và mất một số chất điện giải do bệnh tiêu chảy. Hoặc một số trường hợp, một số vi khuẩn gây bệnh khác như S.Pneunoniae và H.Influenzae tranh thủ cơ hội tấn công khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Phòng bệnh: Đơn giản lắm!

Vấn đề vệ sinh cá nhân luôn là lời khuyên hàng đầu mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Biện pháp tưởng chừng đơn giản, tiết kiệm này đáng tiếc lại không trở thành thói quen trong đại đa số người dân. Thậm chí, nhiều người cho rằng, đó chỉ là biện pháp “bên ngoài”, trong khi cần điều trị từ bên trong. Thực tế, bệnh nhiễm khuẩn cũng từ “bên ngoài” tấn công đó thôi! Chính vì vậy, việc giữ cho tay chân, cơ thể luôn sạch sẽ bằng các sản phẩm như xà bông nước rửa tay, sữa tắm diệt khuẩn là cách hữu hiệu để dựng lên “bức tường lửa” triệt tiêu và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn được chứng minh là có thể tiêu diệt được phần lớn vi khuẩn bám trên da mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt.

Mùa mưa to, mẹ lo con bệnh 2

Tập cho con thói quen rửa tay, tắm bằng sản phẩm diệt khuẩn là biện pháp phòng bệnh “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng không nhiều bậc phụ huynh chú ý đúng mức

Ngoài ra, khi trời mưa lũ, cha mẹ không nên cho trẻ dầm mưa, mặc đồ ướt quá lâu. Chế độ ăn uống sạch sẽ, rau quả, thực phẩm mua từ chợ phải rửa thật kỹ dưới vòi nước, hạn chế cho trẻ ăn vặt ngoài đường, tăng cường thực phẩm bổ sung vitamin C… sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa mạnh khỏe, cũng như sức đề kháng mạnh mẽ.

Một trong những lưu ý quan trọng nữa đối với các bậc cha mẹ kiêm… “bác sĩ tại gia” là hãy đưa con đến bệnh viện ngay khi có bệnh để được điều trị kịp thời và đúng cách. Không nên tự ý điều trị theo kinh nghiệm bản thân hay theo lời mách bảo. Bởi các bệnh nhiễm khuẩn mùa mưa lũ không “xoàng” như bạn tưởng,mà nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thật!

Thu Hà

hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Top