Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mùa sốt xuất huyết: Trẻ bụ bẫm càng dễ mắc bệnh

Thứ hai, 08:20 12/07/2010 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo quy luật, tuổi mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là 2 - 9 tuổi. Trước đây, ít gặp trẻ dưới 2 tuổi sốt xuất huyết, nhưng năm 2009 BV Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh mới... 45 ngày. Đặc biệt, trẻ càng bụ bẫm, càng dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.

Nhiều biểu hiện lạ

Sốt xuất huyết (SXH) năm nay xuất hiện nhiều biểu hiện bệnh lạ như: Xuất huyết ngoài da thì thấy, nhưng không rõ xuất huyết hay ban. Khác nữa là có trường hợp xét nghiệm thấy tuýp 1 âm tính, nhưng thực tế là bị SXH tuýp 2. Việc chỉ định thực hiện các xét nghiệm càng cẩn trọng hơn nếu không sẽ bỏ qua bệnh.

Dịch SXH trước có một số trường hợp diễn tiến nặng như viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi. Thường các bác sĩ chỉ định uống thuốc và truyền dịch. Nhưng một số ca sau khi truyền dịch thấy bệnh nhân mệt nặng, kiểm tra mới phát hiện thấy bị viêm cơ tim, phải hạn chế truyền và thêm thuốc trợ tim. Điểm khác nữa là bệnh nhân SXH men gan tăng rất cao (khi SXH men gan cao gấp nhiều lần so với bình thường sẽ làm gan bị huỷ hoại).

Nguy hiểm là không thấy để đánh giá mức độ SXH. Có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện, bác sĩ cho về, nhưng vài ngày sau khám lại đã thấy xuất huyết bên trong.
 
Ngày thứ 4-6:  Rất nguy hiểm

Mắc SXH ngay ngày đầu tiên trẻ đã sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C và sốt liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau lưng, xương khớp, mỏi người, buồn nôn, một số trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Những triệu chứng này chỉ trẻ lớn mới cho biết được, còn trẻ nhỏ thì không thể. Từ ngày thứ 3 có thể xuất hiện các chấm xuất huyết, đặc biệt rõ khi thấy chảy máu chân răng, máu cam, đi ngoài phân đen... Từ ngày thứ 5, có thể xuất hiện triệu chứng phù nề do thoát huyết tương.

Nốt xuất huyết thường nổi dưới da sau 1- 2 ngày sốt, thường là ban ngoài da (ở đầu, tay, chân...), nếu bác sĩ khám hoặc tiêm sẽ thấy bị bầm chỗ tiêm chích, thử máu có bạch cầu giảm, gan to, có thể đau bụng không liên quan tới đi ngoài. Từ ngày thứ 4 - 6, sốt có thể hạ, nhưng đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì người nhà tưởng giảm sốt, nhưng trẻ sẽ mệt hơn vì bệnh trở nặng. Vì vậy, cần theo dõi người bệnh để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít, tay - chân lạnh, da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại; Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát... Nếu thấy các triệu chứng tiền sốc như vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện.
 

Phụ huynh cần cảnh giác vì đang vào mùa SXH. Ảnh: Chí Cường

 
Chăm sóc SXH tại nhà

Mùa dịch, các bệnh viện đều quá tải. Nếu SXH nhẹ sẽ được điều trị ngoại trú, có hướng dẫn của bác sĩ. Nhà cửa cần dọn dẹp sạch và luôn có người túc trực cạnh bệnh nhân (không nên giao con cho một mình người giúp việc vì họ có thể lơ là trách nhiệm), nếu thấy có dấu hiệu trở nặng như bứt rứt, mệt, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi... phải đưa đến bệnh viện ngay. Khi trẻ sốt cao, cần dùng khăn ướt lau mát, chốc chốc lại cho uống nước cam, chanh, nước oresol. Chỉ nên dùng thuốc Paracetamol, Effrangan hạ sốt. Tuyệt đối không được dùng kháng sinh, vì chúng không có tác dụng gì với bệnh SXH, chỉ làm trẻ mệt thêm.

Trẻ bị SXH thường mệt, không ăn được nhiều, trẻ lớn còn bị đau bụng. Sau khi uống thuốc, cho trẻ nghỉ ngơi và đi khám lại đúng hẹn. Nếu bố mẹ không thấy yên tâm thì nên đi viện.

Mùa mưa sắp tới cả 3 miền, người dân nên phòng ngừa dịch SXH. Quan trọng nhất là tránh muỗi, ngăn ngừa bọ gậy bằng cách loại bỏ những nơi nước tù đọng. Ở thành phố không có chum vại, ao chuôm, vũng nước cho bọ gậy phát triển, nhưng bất cứ chỗ nào có nước đọng, dù nhỏ cũng có thể là nơi muỗi đẻ trứng. Nhiều nhà cắm hoa tươi, lười thay nước, cũng thu hút muỗi tới đẻ trứng và bọ gậy phát triển thành nguồn gây bệnh.

Khi ngủ phải nằm màn. Nên phun thuốc trừ muỗi khi sắp vào mùa SXH. Nơi nào có nhiều muỗi nên mặc quần áo dài tay, xoa kem chống muỗi phần da lộ. Nhang chống muỗi có thể xua được muỗi, nhưng không tốt cho sức khỏe con người.
 
Khi thấy trẻ bị sốt cần cho nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát. Tuyệt đối không cho ra ngoài nhiều. Cho trẻ uống nước cam, chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Nên uống từ từ vì uống quá nhanh và nhiều có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Cho trẻ ăn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không được ăn no quá.

SXH không lây được từ người sang người, ở gần, ăn chung không nhiễm bệnh. Trung gian truyền bệnh chính là muỗi vằn đốt truyền bệnh từ người này sang người khác. Bệnh có biểu biện từ nhẹ đến nặng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
 
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng
(Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai)
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh 19 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nữ sinh 19 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Phát hiện ung thư tuyến giáp ở tuổi 19, cô gái thừa nhận mình có thói quen xấu là thức khuya trong một thời gian dài.

Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

Biểu hiện nhận biết các giai đoạn của bệnh xơ gan

Sống khỏe - 12 giờ trước

Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là bị xơ gan cổ trướng.

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

7 cách đơn giản ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Áp lực và căng thẳng liên tục có thể dẫn đến đau đầu, nhưng có thể phòng ngừa bằng một số cách đơn giản, tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Được gia đình gặng hỏi, cháu bé kể có nhét một dị vật vào trong âm đạo khi ở trường.

5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày

5 lý do không nên ăn nhiều thịt gà hàng ngày

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thịt gà là một trong những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn so với các loại thịt đỏ. Tuy nhiên có một số lý do khiến chúng ta không nên ăn thịt gà hàng ngày.

Người đàn ông 34 tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người trẻ làm mỗi ngày

Người đàn ông 34 tuổi mắc nhồi máu cơ tim cấp, nguyên nhân gây bệnh rất nhiều người trẻ làm mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cứu sống thuyền viên 34 tuổi, quốc tịch Myanmar bị nhồi máu cơ tim cấp. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm, nhưng không có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính.

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thài lài là loại cây mọc dại, dễ dàng bắt gặp ở khắp vệ đường, bờ ruộng, bờ sông nhưng ít ai biết đây là loại thuốc quý.

Người đàn ông 29 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, thừa nhận có một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 29 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, thừa nhận có một sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông mắc ung thư phổi cho biết trước đây mình vốn là một thanh niên khỏe mạnh. Từ trẻ anh đã có thói quen hút thuốc và chơi với nhóm bạn thường xuyên hút thuốc.

Đau bụng, bé 3 tuổi ở TPHCM đi khám phát hiện thủng nhiều đoạn ruột vì nuốt 31 viên nam châm đồ chơi

Đau bụng, bé 3 tuổi ở TPHCM đi khám phát hiện thủng nhiều đoạn ruột vì nuốt 31 viên nam châm đồ chơi

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng, bác sĩ ghi nhận ruột thủng nhiều nơi, ổ bụng nhiều phân, giả mạc, tách dính ruột, ghi nhận nhiều viên nam châm (giống hạt cườm) dính nhau.

Top