Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A/H5N1, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Chủ nhật, 14:15 24/03/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường có những triệu chứng giống với cúm thông thường, kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn...

Tự uống thuốc đau xương khớp, người đàn ông 58 tuổi suýt chết vì bị sốc phản vệTự uống thuốc đau xương khớp, người đàn ông 58 tuổi suýt chết vì bị sốc phản vệ

GĐXH - Việc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, nhất là với những người có tiền sử dị ứng thuốc, đồ ăn, thời tiết…

Sáng 23/3, bác sĩ Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, xác nhận bệnh nhân nam 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Nha Trang tử vong sáng cùng ngày.

Trước đó, đơn vị đã hội chẩn với các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Nhiệt đới TPHCM, Đa khoa tỉnh Khánh Hòa nhưng do tình trạng bệnh diễn biến nặng, phổi bị xơ nên bệnh nhân Đ. đã tử vong.

Nam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A H5, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhất- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo hồ sơ bệnh án, ngày 11/3, Đ. bị sốt nhẹ, ho nên tự mua thuốc điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

4 ngày sau, nam sinh về nhà ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), tiếp xúc với mẹ và em gái, khám tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa được chẩn đoán viêm họng - thanh quản cấp, theo dõi sốt xuất huyết. Bác sĩ đề nghị nhập viện nhưng Đ. xin điều trị ngoại trú.

Ngày 16/3, bệnh nhân sốt cao, đau bụng quanh rốn, phân lỏng, vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa, bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn ruột, cảnh báo nhiễm trùng huyết.

Một ngày sau, sức khỏe Đ. diễn biến nặng, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của Đ. tại Viện Pasteur Nha Trang kết quả dương tính với cúm A/H5N1.

Sau đó, bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng hôn mê, huyết áp gần bằng không, không tiếp xúc được, phải thở máy.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Khánh Hòa đang tiếp tục tìm nguồn lây song song với điều tra dịch tễ, khoanh vùng những người tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây thành dịch và lan rộng trong cộng đồng.

Những người tiếp xúc với Đ. được theo dõi sức khỏe. Nhà ký túc xá Trường Đại học Nha Trang - nơi ở của nam sinh và các khu vực khám, điều trị, xe vận chuyển bệnh nhân trên được phun hóa chất khử khuẩn.

Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa các mẫu bệnh phẩm có tiếp xúc với Đ. đều cho kết quả âm tính với cúm A/H5N1.

A/H5N1 là gì?

Cúm A/H5N1 là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có diễn biến nguy hiểm ở người và động vật. Cúm A/H5N1 có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những chủng cúm mùa thông thường. Người bệnh cúm A/H5N1 có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao.

Nam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A H5, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhất- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhiễm cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?

Virus A/H5N1 là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, bệnh có thể diễn tiến khó lường theo chiều hướng phức tạp, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao người (từ 50-60% trường hợp mắc) nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Tại Việt Nam, ca nhiễm virus A(H5N1) đầu tiên xuất hiện vào năm 2003. Từ năm 2004 đến 2013, Việt Nam ghi nhận khoảng 35 ca bệnh và 29 ca tử vong do nhiễm virus cúm A(H5N1). Cúm A H5 đã biến đổi liên tục thành các tuýp cúm mới có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao (thậm chí có thời điểm lên đến 100%).

Những đợt dịch cúm A H5 trước đây lây truyền sang người đã khiến nhiều người bệnh gặp biến chứng nghiêm trọng như: suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, phải thở máy… thậm chí là tử vong. Dịch cúm A H5 có thể lan truyền thành dịch trong cộng đồng. Vì thế, mỗi người cần chủ động ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Triệu chứng nhận biết cúm A/H5N1 ở người

Người bệnh cúm A/H5N1 thường có các triệu chứng tương tự với khi nhiễm cúm thông thường và kèm theo một vài dấu hiệu nguy hiểm hơn. Những triệu chứng nhận biết cúm A/H5N1 ở người thường bắt đầu trong khoảng 2- 5 ngày kể từ lúc bị virus cúm A(H5N1) xâm nhập, bao gồm:

- Sốt cao trên 38℃ (diễn ra đột ngột).

- Đau đầu, rét run.

- Tim đập nhanh, cảm thấy khó thở, bị đau ngực.

- Ho, đau họng, thường ho có đờm, ho khan.

- Mệt mỏi rã rời, đau nhức cơ.

Các triệu chứng cúm A/H5N1 diễn ra nặng hơn chỉ sau nửa ngày. Lúc này, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp với các triệu chứng như thở nhanh, khó thở, tím tái da, thậm chí cảm thấy đau toàn thân, mê man.

Nam sinh 21 tuổi tử vong do mắc cúm A H5, đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh hiệu quả nhất- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Cúm A/H5N1 lây qua đường nào?

Cúm A H5N1 là bệnh có thể lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, qua việc tiếp xúc và ăn gia cầm, lợn ốm/ chết do nhiễm virus cúm A/H5N1 hoặc ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

Đặc biệt, virus cúm A/H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạc ruột non của một số loài chim di cư.

Phòng ngừa bệnh cúm A/H5N1 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Ngoài chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm A nói chung,

Để chủ động phòng ngừa cúm gia cầm A/H5N1, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần chủ dộng tiêm phòng bệnh cúm A nói chung, đồng thời thực hiện nghiêm túc các biện pháp dưới đây:

- Không giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

- Không buôn bán, sử dụng thịt, trứng và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa được chế biến kỹ.

- Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương.

Nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người đàn ông 60 tuổi phải chạy thận chỉ vì ăn rau sai cách, đây là 3 nhóm người cần lưu ý khi ăn loại rau này!Người đàn ông 60 tuổi phải chạy thận chỉ vì ăn rau sai cách, đây là 3 nhóm người cần lưu ý khi ăn loại rau này!

GĐXH - Chỉ vì ăn một đĩa rau bina xào không chần trước, người đàn ông mắc bệnh mãn tính đã phải nhập viện gấp, bác sĩ tiên lượng ông sẽ phải chạy thận đến hết đời.

Thời tiết thay đổi, người bị viêm xoang cần làm gì để ngừa tái phátThời tiết thay đổi, người bị viêm xoang cần làm gì để ngừa tái phát

GĐXH - Nhiều người cho rằng viêm xoang điều trị sẽ không thể khỏi, nên khi có các biểu hiện thì ngại đi khám. Tuy nhiên, đây là một sai lầm khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Ăn khoai lang cần tránh 3 thời điểm này để phòng bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóaĂn khoai lang cần tránh 3 thời điểm này để phòng bệnh dạ dày và bệnh đường tiêu hóa

GĐXH - Khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn nhiều khi bụng đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng...

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Top