Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp

Thứ tư, 06:38 27/11/2024 | Giáo dục

Từ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.

TS Tô Minh Nhật (SN 1996) hiện là kỹ sư cơ khí hàng không, chuyên về chế tạo động cơ máy bay tại Tập đoàn Safran (Pháp). Cách đây 8 tháng, Nhật tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia, ngôi trường danh giá số 1 nước Pháp về kỹ thuật hàng không vũ trụ.

“Ba năm trước, mình sang Pháp với 2 vali hành lý cùng một giấc mơ chinh phục bầu trời. Ba năm sau, mình có trong tay nhiều hành trang hơn, nhưng khát khao ấy vẫn chưa bao giờ nguội lạnh”, Nhật nói.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp - Ảnh 1.

Tô Minh Nhật hiện là kỹ sư cơ khí hàng không (Ảnh: NVCC)

Chàng trai Quảng Ngãi vốn là cựu học sinh Trường THPT số 1 Đức Phổ. Nhật cũng là gương mặt từng giành vòng nguyệt quế, lọt vào vòng tháng trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Vì yêu thích bộ phim “Iron Man” (Người sắt), Nhật dần có niềm đam mê với robot bay trên bầu trời. Vì thế, nam sinh quyết định thi vào Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TPHCM.

Lọt nhóm những người có điểm cao, Nhật đăng ký vào chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp. Những năm đầu, chương trình học nặng về lý thuyết, số lượng tín chỉ lại gấp đôi hệ đại trà, có những tháng sinh viên “ngày nào cũng phải thi”. Việc học nhiều lý thuyết nhưng chưa được thực hành khiến Nhật chán nản, thậm chí có giai đoạn nghĩ “mình có nên thi lại đại học không”.

Đến cuối năm thứ 2, khi bắt đầu kỳ thi chia chuyên ngành, Nhật lựa chọn ngành Kỹ thuật hàng không. Được đào sâu kiến thức về kỹ thuật chế tạo và tiếp xúc nhiều hơn với ngành, niềm đam mê của Nhật dần quay lại.

“Thời điểm ấy, mình được tiếp xúc với các thông số kỹ thuật của máy bay thực, đi thực tập tại một số công ty hàng không ở Đồng Nai, Bình Dương... Những kiến thức được tiếp cận càng khiến mình muốn gắn bó với nghề”, Nhật nói.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp - Ảnh 2.

Nhật cũng là gương mặt từng giành vòng nguyệt quế, lọt vào vòng tháng trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: NVCC)

Cuối năm 4, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Nhật là một trong hai sinh viên được lựa chọn sang Pháp thực tập 6 tháng tại ngôi trường liên kết với Bách khoa là Trường Cơ khí và Hàng không Quốc gia (Pháp). Tại đây, nam sinh Việt được làm việc trong lab nghiên cứu liên quan đến Cơ học chất lỏng.

Dù vốn tiếng Pháp khi ấy chưa quá xuất sắc, Nhật vẫn quyết định bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng Pháp bằng tiếng Pháp. Kết quả, nam sinh đạt được điểm tuyệt đối 20/20 và tốt nghiệp thủ khoa ngành với GPA 8.19/10.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp - Ảnh 3.

Chàng trai Việt lựa chọn làm tiến sĩ tại Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. (Ảnh: NVCC)

Nhận thấy tiềm năng của học trò, cuối kỳ thực tập, vị giáo sư hướng dẫn Nhật ngỏ ý nam sinh nên ở lại làm tiến sĩ. Tuy nhiên, Nhật quyết định trở về Việt Nam, làm việc tại một công ty phần mềm tính toán mô phỏng của Thụy Sĩ liên quan đến lĩnh vực Cơ học kết cấu và vật liệu.

Suốt 1 năm đi làm, có nhiều điều về ngành Nhật mong muốn tìm hiểu nhưng chưa thỏa. Nghĩ rằng “nếu muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp, phải đi học tiếp”, Nhật lại “tìm đường” học lên tiến sĩ. Từ năm 2020, 9X bắt đầu “rải” hồ sơ.

Việc tốt nghiệp thủ khoa giúp Nhật có nhiều lợi thế. Ngoài ra, Nhật có thêm thư giới thiệu của giảng viên chủ nhiệm bộ môn Hàng không và giáo sư hướng dẫn khi còn thực tập tại Pháp. Những đánh giá liên quan đến năng lực nghiên cứu, sự chủ động... giúp Nhật được nhiều giáo sư đồng ý nhận vào lab.

Chàng trai Việt sau đó lựa chọn theo học tại Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp ở thành phố Toulouse. “Đây là trụ sở của nhiều công ty hàng không. Nhờ vậy, mình có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nền công nghiệp hàng không, mở ra những điều mình chưa từng thấy”, Nhật nói.

Cũng tại đây, Nhật có cơ hội đi trao đổi 1,5 năm ở một ngôi trường tại thành phố Tarbes. “Trước khi học tiến sĩ, mình xác định đây sẽ là một hành trình 'tự bơi'. Nhưng may mắn, các giáo sư hướng dẫn đều tận tình, theo sát mình trong công việc, luôn động viên học trò 'cố gắng lên, sẽ ổn cả thôi'. Do đó, hành trình ấy không còn quá áp lực”.

3 năm nghiên cứu tại 2 ngôi trường, Nhật có tới 6 vị giáo sư hướng dẫn trong 3 lab, chuyên về kết cấu - cơ khí, chất kết dính và vật liệu polime. Trước ngày Nhật bảo vệ luận án tiến sĩ, cả 6 giáo sư cùng nghe chàng trai người Việt thuyết trình nháp và sửa từng câu chữ chuẩn bị cho buổi thuyết trình quan trọng.

“Đó đều là những kỷ niệm và trải nghiệm tích cực về một môi trường thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với nhau", Nhật nói.

Nam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp - Ảnh 4.

Nhật cùng các thầy cô trong ngày bảo vệ luận án tiến sĩ. (Ảnh: NVCC)

Trước khi tốt nghiệp khoảng 6 tháng, giáo sư hướng dẫn đề xuất cho Nhật vị trí nghiên cứu sau tiến sĩ. Tuy nhiên theo Nhật, trong ngành kỹ thuật hàng không, khoảng cách giữa việc nghiên cứu và ứng dụng vốn khá xa nhau. Vì thế, 9X muốn đào sâu theo hướng ứng dụng.

Trong thời gian cuối làm tiến sĩ, Nhật nộp đơn vào một số công ty lớn về hàng không ở Pháp. Trong đó, Safran là công ty đầu tiên phỏng vấn và nhận Nhật vào làm ngay trước khi tốt nghiệp, ở vị trí kỹ sư cơ khí hàng không, chuyên về động cơ máy bay.

Có được công việc “như mơ”, Nhật cho rằng bản thân vẫn cần cố gắng trau dồi, khám phá thêm nhiều khía cạnh khác nhau của lĩnh vực kỹ thuật chế tạo.

“Càng ra ngoài nhiều, mình càng cảm thấy bản thân biết ít, chỉ mong trở thành một con ếch với đôi chân khỏe, có thể nhảy khỏi miệng giếng để đến một cái giếng rộng lớn, được ngắm nhìn bầu trời rõ hơn. Mình mong muốn trau dồi thêm tư duy và kiến thức để có thể đóng góp ít nhiều vào nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam một ngày không xa”, Nhật nói.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%

Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%

Giáo dục - 17 giờ trước

Đại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Giáo dục - 20 giờ trước

Thiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).

Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025

Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025

Giáo dục - 20 giờ trước

GĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh

Giáo dục - 21 giờ trước

GĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.

Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội

Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội

Giáo dục - 1 ngày trước

Bảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 2 ngày trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 2 ngày trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Top