Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm tổ dân phố mong mỏi một khu chợ dân sinh

Thứ hai, 10:08 23/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Chợ tạm bị dẹp trong khi chợ chính lại không có, hàng nghìn hộ dân thuộc 5 tổ dân phố 7, 8, 9, 10, 11 của phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khổ sở trong mua bán thực phẩm hàng ngày. Tình trạng này tồn tại từ nhiều năm nay, các tổ dân phố cũng kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa có câu trả lời.

Khung cảnh ngổn ngang khu chợ tạm.
Khung cảnh ngổn ngang khu chợ tạm.

Muốn mua thực phẩm phải đi 4km

Nhiều năm nay, cả đoạn đường dài khoảng 300m trên đường Hoàng Công Chất (đường K3 cũ) và ngõ 332 đường Hoàng Công Chất đã trở thành nơi mua bán họp chợ của nhiều tiểu thương và người dân thuộc các tổ 7, 8, 9, 10, 11 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. Theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, chợ tạm này chỉ họp buổi sáng nhưng do gần khu trường học và một số nhà máy đóng trên địa bàn nên lưu lượng xe cộ qua lại khá đông. Điều này khiến cho nhiều người dân sinh sống trong khu vực rất bức xúc vì hàng quán buôn bán chen lấn lòng đường và tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Chị Nguyễn Thị Hoài, tổ dân số số 7 bức xúc: “Thường ngày khi đi làm qua đây tôi rất khó chịu vì đoạn đường vốn hẹp lại bị các hộ kinh doanh bày bán thực phẩm hai bên khiến việc đi lại khó khăn. Các gian hàng bày bán thực phẩm tươi sống như cá, thịt và cả rau quả cuối buổi do không được thu gom lại một cách cẩn thận nên bốc mùi hôi tanh rất khó chịu. Hơn nữa, ngày nào cũng vậy cứ hơn 5h sáng đang ngon giấc những người dân gần chợ lại bị thức giấc bởi một số gian hàng thực phẩm chặt xương, mổ gia cầm, gọi nhau í ới rất ồn ào và mất trật tự. Nhiều gia đình có con nhỏ ở cũng rất bức xúc chuyện này”.

Khu đất trống bỏ hoang được cho là quy hoạch để xây trường mầm non.
Khu đất trống bỏ hoang được cho là quy hoạch để xây trường mầm non.

Bà Hương, một người dân thuộc tổ 7 cũng chia sẻ: “Việc dẹp bỏ chợ tạm khi được chính quyền phổ biến thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng đổi lại phải có chợ thay thế để chúng tôi có chỗ mua bán thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống hàng ngày. Chứ dẹp xong mà không bố trí được khu chợ nào gần đây thì chúng tôi như rơi vào ngõ cụt. Bởi vì nếu muốn mua thức ăn thay vì đi một đoạn đường ngắn như hiện tại thì chúng tôi phải di chuyển rất xa sang khu chợ của phường khác”.

Theo quan sát của chúng tôi nếu không đi tắt đường mương, đường mòn thì người dân thuộc các tổ dân phố trên phải đi tới 4km mới đến được chợ chính để mua thực phẩm. Hơn nữa, điều mà người dân ở đây lo ngại là thực phẩm ở khu chợ tạm này do không chịu sự quản lý của các lực lượng chức năng, đa phần người bán từ các nơi khác mang đến nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo bà Hương, việc chợ tạm được chỉ đạo dẹp bỏ theo chủ trương của Thành phố Hà Nội thì người dân ở đây rất ủng hộ. Tuy nhiên, gia đình bà và hàng trăm hộ dân khác mong muốn có một khu chợ được quy hoạch ở những bãi đất trống trong địa bàn, vừa tiện việc đi lại mua sắm, vừa có thể an tâm vì vấn đề an toàn thực phẩm được kiểm soát. Tuy nhiên, đến nay, qua nhiều năm, hàng nghìn hộ dân thuộc các tổ dân phố trên vẫn chưa biết khi nào những kiến nghị của họ được lãnh đạo cấp trên quan tâm, để ý.

Trường thừa nhưng chợ thiếu

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng tổ dân phố số 7 trao đổi với phóng viên.
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng tổ dân phố số 7 trao đổi với phóng viên.

Để tìm hiểu cụ thể tình hình hoạt động của khu chợ tạm cũng như mong muốn của người dân ở đây nếu như phải xóa sổ khu chợ này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng tổ dân phố số 7. Ông Thịnh cho biết: “Khu chợ tạm nằm ngay đầu cổng chào của Tổ dân phố số 7 được hình thành từ cuối năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân ở khu phố này và mấy tổ dân phố xung quanh. Ban đầu chợ được hình thành một cách tự phát nên tình hình an ninh trật tự ở đây có chút lộn xộn. Đến năm 2012, khu chợ tạm này được giao cho Tổ dân phố số 22 (nay là tổ dân phố số 7) và Tổ 10 tự quản thì trật tự chợ đã được siết chặt do đội ngũ bảo vệ mà 2 tổ này cắt cử luân phiên điều hành trực tiếp trật tự khu chợ tạm”.

Theo ông Thịnh, đến tháng 7/2014, UBND phường Phú Diễn chỉ đạo dẹp chợ tạm theo chủ trương của thành phố trong năm trật tự văn minh đô thị. Sau nhiều lần UBND phường Phú Diễn cắt cử lực lượng đến dẹp chợ tạm, lực lượng chức năng “đuổi”, tiểu thương mau chóng “lánh nạn”. Nhưng cơ quan chức năng đi khỏi, chợ lại họp như thường. Ngay sau khi chợ tạm ở khu vực này được liệt vào danh sách cần giải tán, các tổ dân phố đã họp với nhau và thống nhất đề xuất xin mượn khu đất ngay sát khu chợ tạm làm khu chợ dân sinh.

“Khu đất này trước kia trực thuộc Công ty phân bón Sông Gianh nhưng họ đã chuyển đi từ 1 năm nay. Khi các tổ dân phố họp lại có thống nhất kiến nghị với UBND phường Phú Diễn mượn lại khu đất đó để họp chợ thì không được chấp thuận. Lý do mà lãnh đạo phường đưa ra là khu đất đó đã được thành phố quy hoạch làm trường mầm non”, ông Thịnh cho biết.

Tuy nhiên, theo như lời vị Tổ trưởng dân phố số 7 thì khu đất đó hiện tại có 1 dãy nhà cấp 4 được ngăn vách lại và cho công nhân gần đó thuê. Mặt khác, khoảng sân của khu đất này một thời gian cũng đã được láng xi măng để cho thuê làm chỗ rửa xe (đã bị dẹp bỏ) nên rất thuận tiện cho việc quy hoạch khu chợ. Về vấn đề xây dựng trường mầm non, ông Thịnh cho biết, hiện nay khu dân cư này đã có một trường mầm non khang trang, đáp ứng được 800 trẻ nên nhu cầu về trường mầm non không phải là vấn đề bức thiết trong khi họp chợ là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Ngoài ra, nhiều hộ dân ở đây cho biết, dự án chung cư 136 cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện với quy mô gần 700 căn hộ nếu không có chợ thì nhu cầu của người dân sẽ rất thiếu thốn, thậm chí là… “đói” thực phẩm.

Chủ tịch UBND phường Phú Diễn Nguyễn Văn Hách khẳng định, phường đã tích cực chỉ đạo lực lượng có liên quan nghiêm túc dẹp bỏ chợ tạm nên không còn tình trạng buôn bán ở lòng đường như người dân phản ánh nữa. Tuy nhiên, vào ngày 20/05/2016 khi phóng viên đến tìm hiểu thực tế thì khu chợ tạm đó vẫn hoạt động bình thường, như không có chuyện gì xảy ra. Nhiều người dân bức xúc, với tình trạng như hiện tại mà UBND phường vẫn “án binh bất động”, vẫn “trình và chờ” cấp trên thì không biết đến bao giờ người dân mới có được khu chợ để sinh hoạt.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Văn Hách, Chủ tịch UBND phường Phú Diễn cho biết: “Tình trạng chợ cóc ở khu vực người dân phản ánh là có nhưng đến nay đã được giải tỏa. Còn phương án xây dựng khu chợ thay thế thì phường đã kiến nghị lên UBND quận Bắc Từ Liêm và quận cũng đã đề xuất lên Thành phố Hà Nội, hiện tại chúng tôi đang chờ sự chỉ đạo về vấn đề này. Quan điểm của phường là kiên quyết giải tỏa tình trạng chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn nhằm hưởng ứng Năm trật tự văn minh đô thị và hơn nữa để ngăn chặn tình trạng thực phẩm không an toàn trôi nổi trên địa bàn”.

Quang Chiến/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 12 phút trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 23 phút trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Thời sự - 1 giờ trước

Tại hiện trường vụ sạt lở, đồi núi bị đào xới nham nhở, quần áo, vật dụng của các nạn nhân nằm vương vãi khắp nơi.

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Hà Nội: Xe máy bốc cháy ngùn ngụt giữa phố sau tai nạn giao thông

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giao thông giữa 3 phương tiện trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) khiến 1 xe máy bị rò rỉ xăng, bốc cháy dữ dội giữa phố.

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản Facebook giá trị cao, thu lợi 90 tỉ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Dùng mã độc đánh cắp tài khoản người dùng Facebook, sau đó bán các tài khoản có giá trị cao, nhóm do Đặng Đình Sơn cầm đầu đã thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Top