Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa

Thứ ba, 16:03 24/09/2024 | Dân số và phát triển

GĐXH – Ngày 24/9, Cục Dân số, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Di cư và Sức khỏe Người di cư nội địa".

Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ Cục Dân số, Tổ chức Di cư Quốc tế, Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư, đại diện các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương, các Vụ, đơn vị của Bộ Y tế, Chi cục Dân số một số tỉnh, thành phố, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực dân số.

Người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương, gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển, Chủ trì Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư cho biết, dân số Việt Nam hiện đang là 100,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 38,13%. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,4% tổng dân số.

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển, Chủ trì Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư phát biểu khai mạc Hội thảo

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân số trong độ tuổi lao động lớn đã mang lại nhiều lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cũng chắc chắn tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, người di cư thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là trong những tình huống y tế công cộng khẩn cấp (đại dịch COVID-19 vừa qua là một ví dụ). Người di cư phải đối mặt với nhiều vấn đề như hạn chế di chuyển, giảm lương, mất việc làm, các nguy cơ, sự chậm trễ và gián đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe...

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội thảo

Theo ông Lê Thanh Dũng, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữ nơi đi và nơi đến.

"Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội", Cục trưởng Lê Thanh Dũng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu ngành Dân số, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề di cư và người di cư. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư, nhằm hướng đến việc thực hiện thành công Chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030 trên nguyên tắc "không ai bị bỏ lại phía sau" trong đó có người di cư.

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 3.

Bà Park Mi-Hyung, Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Trình bày tổng quan về vấn đề di cư nội địa, ông Lương Quang Đảng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Dân số và Phát triển Việt Nam; Ban Thư ký Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe Người di cư cho biết, kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước.

Khu vực có tỷ suất xuất cư cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Khu vực thu hút người di cư nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao như: Lạng Sơn, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư cao như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Long An.

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 4.

Ông Lương Quang Đảng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Dân số và Phát triển Việt Nam; Ban Thư ký Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe người di cư trình bày tổng quan di cư tại Việt Nam

Theo ông Lương Quang Đảng, kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ người di cư trong nhóm tuổi 20-24 là cao nhất ở cả nam và nữ. Tiếp đến là những người trong nhóm tuổi 25-29 và 15-19. Nguyên nhân chủ yếu của di cư là việc làm (54,5%) và theo gia đình/chuyển nhà (15,5%), đi học (16%).

Một vấn đề khác là xu hướng nữ hóa di cư thường quan sát được trong nhiều năm qua. Năm 2022, nữ di cư chiếm 53,2%. Tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam di cư ở hầu hết các dòng di cư, ngoại trừ dòng di cư nông thôn - thành thị, tỷ lệ nam giới di cư cao hơn nữ giới 3,4 điểm phần trăm.

Nâng cao sức khỏe của người di cư

Theo báo cáo Nghiên cứu thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam năm 2019 của Tổ chức Di cư quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cho thấy, còn nhiều rào cản, khó khăn liên quan đến tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư như thiếu kiến thức về quyền lợi bảo hiểm y tế, thiếu các chương trình truyền thông về sức khỏe cộng đồng, cũng như thiếu sự tham gia của các bên về nâng cao sức khỏe cho người di cư.

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 5.

Theo các chuyên gia, sức khỏe người di cư là một vấn đề xuyên suốt, liên quan nhiều cấp, ngành, cần có hướng giải quyết một cách toàn diện với sự tham gia của các bên liên quan.

Vì vậy, các chuyên gia nhấn mạnh, sức khỏe người di cư là một vấn đề xuyên suốt, liên quan nhiều cấp, ngành, cần có hướng giải quyết một cách toàn diện, liên ngành với sự tham vấn các bên liên quan. Sức khỏe người di cư cũng chính là sức khỏe của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Tại Hội thảo, ông Vũ Đình Huy, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, hiện người di cư nội địa gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Với nhóm di cư không chính thức, thường khó khăn hơn do điều kiện sống, điều kiện làm việc, giờ làm việc, công việc thường không được kiểm soát; có khả năng cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm (lây qua đường tình dục, lao, …) và cả bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh tâm lý.

Nhiều người di cư, nhất là nhóm không chính thức có thể có nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe như điều kiện sống kém, điều kiện làm việc thiếu an toàn, giờ làm việc kéo dài, có khả năng cao bị bạo hành/lạm dụng...

Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 6.
Nâng cao sức khỏe cho người di cư nội địa- Ảnh 7.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo ông Vũ Đình Huy, giải pháp để hỗ trợ về mặt sức khỏe cho người di cư nội địa cần có các biện pháp cung cấp kiến thức về sức khỏe như sách hướng dẫn, tăng cường truyền thông giáo dục; củng cố mạng lưới chăm sóc xã hội như tạo điều kiện về nhà ở, giáo dục, vệ sinh, chế độ bảo hiểm y tế, củng cố y tế cơ sở; xây dựng các chính sách/quy định về an toàn lao động, điều kiện làm việc, cơ sở chăm sóc ban đầu tại công ty và giám sát thực hiện; thực hiện khám sức khỏe định kỳ...

Tại Hội thảo, các diễn giả, đại biểu tập trung thảo luận nhằm nhận diện một số vấn đề nhân khẩu học của di cư nội địa hiện nay; mối quan hệ giữa di cư với phát triển bền vững, di cư với việc làm, di cư với an sinh xã hội, di cư với giới và đặc biệt là hướng đến việc nâng cao sức khỏe người di cư; tăng cường sự hợp tác và tham gia của các bên, chia sẻ những sáng kiến, cách làm hay và đưa ra các khuyến nghị phù hợp để nâng cao sức khỏe cho người di cư.

Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe Người di cư (MHWG) là một nhóm kỹ thuật liên bộ do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam thành lập vào tháng 5 năm 2021. MHWG đóng vai trò là một cơ chế điều phối kỹ thuật cho phép các cơ quan ở các bộ khác nhau quản lý các vấn đề về sức khỏe người di cư và đồng thời phối hợp với các bên có liên quan để thúc đẩy việc thiết kế và thực hiện các can thiệp và chính sách sức khỏe thân thiện với người di cư.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cưBộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.


Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top