Nên ăn thế nào để phù hợp với nhóm máu của mình?
GiadinhNet - Nhóm máu tiết lộ khá nhiều điều về tính cách cũng như nhu cầu dinh dưỡng, sinh hoạt của cơ thể. Vì thế, việc ăn uống tập luyện phù hợp với từng người ở nhóm máu khác nhau đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong thời gian gần đây.

Nhóm máu A
Người có nhóm máu A thường có bản lĩnh, chăm chỉ, trách nhiệm, bình tĩnh trước mọi sự cố và thuộc nhóm có khiếu nghệ thuật nhất, thậm chí có chút nhạy cảm.
Chế độ ăn uống cho bạn: Người nhóm máu A nên chọn các loại rau như bông cải xanh, atiso, cà-rốt, rau xanh và tỏi, các loại quả như quả sung, mận, táo, lê, bơ và đào. Cá và thịt gia cầm nên hạn chế vì nhóm máu A sản xuất enzim tiêu hóa thịt ít hơn, cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Để có protein, nên dựa vào protein thực vật từ các loại hạt, chẳng hạn như các loại đậu. Vì cơ thể bạn có thể dễ dàng phá vỡ và nhận được dinh dưỡng tối ưu từ các loại ngũ cốc, tinh bột, protein, bánh mỳ và mỳ ống nên chúng là loại thực phẩm chủ lực của chế độ ăn uống của bạn.
Nên tránh: Để cân bằng nồng độ cortisol (bạn có thể có mức cortisol cao dẫn đến rối loạn OCD, gián đoạn giấc ngủ, mất cơ, tăng chất béo và kháng insulin) nên giới hạn đường, caffein, rượu và không bỏ bữa ăn, đặc biệt là ăn sáng.
Lời khuyên: Bạn rất dễ bị stress nên hãy thường xuyên tập luyện một cách nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.
Nhóm máu AB
Nhóm AB là nhóm máu mới nhất và hiếm nhất, được tìm thấy trong chưa đầy 5% dân số. Người nhóm máu AB thích nghệ thuật và siêu hình học, khẳng khái, kỹ tính, thích ngọt ngào và muốn người khác phục tùng mình. Trong làm việc, mọi người sẽ đánh giá bạn là người đáng tin cậy.
Chế độ ăn uống cho bạn: Người mang nhóm máu AB chia sẻ đặc tính với máu A và máu B, họ có thể tiêu hóa đa dạng các loại thực phẩm. Những món chủ lực của người nhóm máu AB nên là rau củ, hải sản và gà tây. Thịt đỏ nên ăn ít.
Bạn hãy thử chế độ ăn uống phong phú với Carbohydrate. Ăn nhẹ với trái cây tươi như quả anh đào, nho, dưa hấu và quả sung. Một số loại hải sản, như mahi-mahi, cá hồng, cá hồi, cá mòi và cá ngừ là lựa chọn tối ưu. Tránh thịt hun khói, thịt bê, thịt gà, thịt bò, thịt lợn hoặc các loại động vật có vú. Tuyệt đối tránh caffeine và rượu, đặc biệt khi bạn đang căng thẳng.
Lời khuyên: Bạn cần giữ cân bằng trong chế độ tập luyện, kết hợp các hoạt động nhẹ. Bạn có thể chạy bộ, đi xe đạp, tập yoga, thái cực quyền. Nếu phải ngồi nhiều hoặc nói, làm việc cả ngày, một số bài tập thể dục nhẹ tại chỗ như vươn vai, xoay eo, nâng cơ đùi nhẹ sẽ giúp bạn duy trì năng lượng.

Nhóm máu B
Bạn thích lăn xả vào các dự án mình yêu thích, luôn gắn bó với mục tiêu. Thực hiện theo quy tắc riêng, người mang nhóm máu B thiếu hợp tác nhất trong các nhóm máu và đôi khi khá lạnh lùng.
Chế độ ăn uống cho bạn: Bạn thích hợp với chế độ ăn gồm thịt rừng, thịt thú nuôi theo đàn, trứng, sản phẩm từ sữa ít chất béo. Những thức ăn kị với người có nhóm máu B gồm bắp, kiều mạch, đậu lăng, đậu phộng, mè và lúa mì – vì chúng chứa các lectin làm trì trệ sự chuyển hóa, dẫn tới mệt mỏi, ứ dịch và hạ đường huyết. Thịt gà, vốn có những lectin kết dính tấn công luồng máu tuần hoàn của nhóm máu B, cũng có thể dẫn tới đột quỵ và những bệnh rối loạn miễn dịch. Người nhóm B cũng không nên ăn cà chua, một số đậu hạt như đậu lăng, đậu trắng.
Lời khuyên: Hãy chọn các môn thể thao mang tính thách thức như quần vợt, võ thuật, đi xe đạp, leo núi, chơi golf.
Nhóm máu O
Người nhóm máu O thường có khả năng và kĩ năng lãnh đạo, nhiều năng lượng và sự tập trung.
Chế độ ăn uống cho bạn: Nên ăn: thịt bò nạc, thịt cừu, gà tây, thịt gà hoặc cá, hải sản và muối (mức độ vừa phải) để làm giảm nồng độ i-ốt, cho phép tối ưu chức năng tuyến giáp. Những người thuộc nhóm máu O nếu ăn uống không đúng sẽ làm tăng nguy cơ bị loét bao tử; vì bao tử của họ thuộc loại được trang bị để “tiêu thịt” nên sản xuất ra nhiều a-xít. Họ cũng thường bị chứng viêm ruột – hội chứng ruột dễ bị kích thích và viêm khớp. Người có nhóm máu O có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa, trứng, gluten, nên tránh mầm lúa mì và các sản phẩm lúa mì. Đậu và các loại đậu cũng nên tránh khi có thể vì chúng gây rắc rối với hệ tiêu hóa. Nên cẩn thận với rau họ cải như bắp cải, súp lơ và hạn chế ăn cà chua.
Lời khuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giữ dáng và điều chỉnh các vấn đề về dạ dày. Hãy đổ mồ hôi nhiều hơn với máy chạy bộ, bơi lội, chạy, đi xe đạp và nâng tạ.
Lâm Quân

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.