Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nên ưu tiên tăng lương cho người lương thấp

Thứ sáu, 10:00 31/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Tiên – đại biểu Tiền Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội với báo giới bên hành lang nghị trường trong buổi thảo luận ngày 30/10 về tình hình KT-XH năm 2014, nhiệm vụ năm 2015.

 

Năng suất lao động thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp.	Ảnh: Việt Nguyễn
Năng suất lao động thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp. Ảnh: Việt Nguyễn

 

Năng suất thấp lấy đâu lương cao!

Sử dụng vốn vay ODA, kiểm soát nợ công và các chỉ số kinh tế vĩ mô, định hướng điều hành của Chính phủ… là những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm đặc biệt và góp ý nhiều trong phiên thảo luận kéo dài cả ngày 30/10. Bên cạnh đó, thực trạng lao động sản xuất, chất lượng làm việc của cán bộ công chức, cùng với “đầu ra” là thu nhập của mỗi người lao động cũng được nhiều đại biểu trăn trở.

Trong phần phát biểu tâm huyết tại hội trường Diên Hồng, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) đặt vấn đề: “Câu hỏi vì sao năng suất lao động Việt Nam thấp cũng tương đương với câu hỏi vì sao Việt Nam còn nghèo?”. Theo phân tích của ông, năm 2008 Việt Nam mới thoát nghèo nhưng GDP bình quân vẫn thấp hơn Nhật Bản 33 lần, thậm chí kém Thái Lan 3,6 lần. Nếu tính từ 1975, GDP đầu người của Việt Nam mới có 79 USD, khi đó đã thua Nhật Bản tới 58 lần. Ở thời điểm năm 2013, các chênh lệch này được thu hẹp đáng kể. “Xuất phát điểm thấp nên việc nhanh chóng thu hẹp được chênh lệch như thế là đã rất đáng kể”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhận định.

Theo Chủ tịch MTTQ, một nước nghèo thì khả năng tự tiết kiệm để đầu tư phát triển là rất khó, phải có quá trình tích lũy vốn hàng chục năm. Năm 2013, chêch lệch đã được thu hẹp nhưng vẫn còn rất lớn. Một trong những lý do là các doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia đầy đủ vào các khâu của chuỗi sản xuất hàng hóa, năng suất lao động thấp và giá trị lao động không cao. “Liệu lao động Việt Nam có khả năng làm chủ công nghệ cao không?”, ông Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề và khẳng định câu trả lời là “có”. Ông dẫn chứng: “Samsung sử dụng 45.000 lao động cho các nhà máy ở Việt Nam nhưng chỉ có 70 người Hàn Quốc. Họ đóng cửa trung tâm nghiên cứu ở Singapore và mở tại Việt Nam vì trình độ của kỹ sư Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được với chi phí lương rẻ hơn nhiều”.

Cũng nói về chiến lược nâng cao năng suất lao động, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) thẳng thắn: “Sau gần 40 năm thống nhất đất nước, chúng ta mới làm được ốc vít cho một nhà máy của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Mục tiêu hoàn thành chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020 chỉ còn 5 năm nữa thì với tình hình này khó mà đạt được”. Theo đại biểu Nghĩa, sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ là tác nhân làm chậm tiến trình.

Công chức - hoặc dư thừa, hoặc kém

Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho rằng nhu cầu tăng lương đang đặt ra rất lớn, thậm chí “chính lương thấp mới làm nảy sinh tệ này tệ kia”. Song, ông Tiên cũng nhận định: “Mấy năm trước chúng ta tăng lương nhanh hơn so với tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động nên mấy năm nay phải chậm lại. Quốc hội rất thông cảm với Chính phủ về việc này. Chúng tôi ủng hộ chủ trương tăng lương nhưng phải phù hợp với điều kiện, năng suất lao động. Trong lúc khó khăn này, nếu tăng thì có thể tăng cho những người đang có mức lương thấp và những người thuộc diện đãi ngộ chính sách, người có công…”.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cũng đánh giá, không chỉ khối lao động sản xuất vật chất có năng suất thấp mà khối quản lý cũng tương tự. Bà Hà cho rằng đó là nghịch lý tăng và dư thừa lao động trong bộ máy quản lý trong khi năng lực, hiệu quả quản lý không tăng, thậm chí suy giảm. “Điều này đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, hạn chế khả năng cạnh tranh. Thu nhập của người lao động thì khó tăng nhanh vì nguyên tắc tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, năng suất lao động”.

Nữ đại biểu này nhấn mạnh rằng Việt Nam đang thiếu hụt lao động có trình độ cao, thiếu chuyên gia cao cấp nhưng lại dư thừa lao động xã hội, trong đó khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng lao động thấp. Theo bà Hà, rất khó tinh giản hoặc bố trí công việc khác cho số lao động là công chức, viên chức dư thừa, không hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Việt Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 7 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top