Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ

Chủ nhật, 10:30 26/07/2020 | Sống khỏe

Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm bệnh.

Tại sao con người đổ mồ hôi?

Mồ hôi được tiết ra bởi các tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi được chia thành tuyến mồ hôi lớn và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi lớn bao gồm nách, quầng vú, âm hộ… Tuyến mồ hôi nhỏ hầu như có trên da khắp cơ thể, trên cơ thể có khoảng 2 – 5 triệu lỗ chân lông.

Trong cả hai trường hợp dưới đây, mọi người đều sẽ đổ mồ hôi

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 1.

Đổ mồ hôi khi hoạt động là điều điều kiện sinh lý bình thường

Thứ nhất là hoạt động phản xạ trong điều kiện sinh lý bình thường: Trong khi tập thể dục, làm việc hoặc trong môi trường nhiệt độ cao, sự sản sinh nhiệt của cơ thể sẽ tăng lên và các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra mồ hôi, khi mồ hôi bốc hơi sẽ giúp làm giảm lượng lớn nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, khi mọi người bị căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc cũng sẽ đổ mồ hôi.

Thứ hai mồ hôi là tín hiệu của bệnh: Mồ hôi cũng là một phong vũ biểu của cơ thể chúng ta. Một số tín hiệu đổ mồ hôi bất thường chính là những cảnh báo từ cơ thể. Người xưa thường nói: "Mồ hôi từ đâu chảy ra, bệnh tật cũng tại chỗ đó".

Cơ thể có những bộ phận này đổ mồ hôi, chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, đừng nghĩ đó là do nóng, mọi người nhất định phải chú ý.

1. Mồ hôi đầm đìa sau cổ

Đổ mồ hôi ở sau cổ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạ đường huyết do chức năng insulin bất thường. Nếu không được xử lý đúng cách, tai nạn thường xảy ra. Do đó, cần nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết càng sớm càng tốt: đổ mồ hôi (đặc biệt là ra nhiều mồ hôi ở sau cổ và chân tóc), đánh trống ngực, run tay, đói, yếu,…

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 2.

Đổ mồ hôi quá nhiều sau cổ cẩn thận do hạ đường huyết

Nếu có thể, trước tiên hãy đo lượng đường trong máu trước để xem nó có dưới 3,9 mmol/L hay không. Nếu có nên ăn một số thực phẩm có đường, chẳng hạn như kẹo, bánh quy hoặc đồ uống có đường (1/3 - 1/2 cốc), để giúp tăng lượng đường huyết.

2. Mồ hôi một phần cơ thể

Biểu hiện là một bên cơ thể đang đổ mồ hôi, và bên còn lại không có mồ hôi. Tình trạng này thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người. Cần lưu ý rằng mồ hôi một phần cũng có thể là tiền thân của đột quỵ. Nếu có mồ hôi một phần, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh và các triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Mọi người đều biết rằng đột quỵ rất nguy hiểm, không chỉ xảy ra đột ngột, mà còn đe dọa đến tính mạng và một số người thường để lại di chứng ngay cả khi họ được giải cứu. Do đó, việc xác định sớm là rất quan trọng và bạn phải thận trọng một khi nó xuất hiện và gọi cấp cứu ngay lập tức.

3. Đổ mồ hôi mũi

Một số người khi bắt đầu làm việc gì đó là lại đổ mồ hôi ở mũi, nguyên nhân là do phổi của bạn rất yếu và cần điều khí, hệ miễn dịch đang rất kém, cần phải nâng cao sức đề kháng. Để giảm tình trạng này, cần ăn những thực phẩm bổ phổi trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cần tập những bài tập cho cánh tay vì đây là bộ phận liên kết với phổi chặt chẽ nhất, tập cánh tay sẽ có tác dụng điều hòa chức năng của phổi.

Có 2 hiểu lầm nhỏ về đổ mồ hôi

1. Đổ mồ hôi có thể giải độc không? Không thể!

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 3.

Đổ mồ hôi chính là tình trạng mất nước, ít có tác dụng thải độc

 Có rất nhiều lợi ích của việc đổ mồ hôi đối với sức khỏe, nhưng nó thực sự không thể giải độc. Thực tế, 99% mồ hôi là một chất chuyển hóa bình thường của cơ thể con người, và dưới 1% còn lại là chất thải chuyển hóa mô. Bạn nên hiểu, mồ hôi này là nước chứ không phải độc.

2. Đổ mồ hôi nhiều khi ăn, có bị ốm không?

Đổ mồ hôi trong khi ăn cũng là một hiện tượng sinh lý. Do vị giác trên lưỡi có nhiều thụ thể, những thụ thể này sẽ gửi tín hiệu mồ hôi đến não khi chúng được chạm vào bởi thức ăn ngon. Tuy nhiên, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường, trước đó người không đổ mồ hôi quá nhiều, trong thời gian ngắn ra nhiều mồ hôi, đặc biệt khi ăn mồ hôi đầm đìa, thì hãy cẩn thận về bệnh thần kinh tự trị, cố gắng đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nhớ làm những điều này sau khi đổ mồ hôi

Ăn nhiều rau giàu natri và kali: Bạn nên ăn nhiều canh rau, chẳng hạn như canh nấu từ rau cải và rau bina. Bởi vì những loại rau này rất giàu natri và kali, và hàm lượng vitamin cũng cao, chúng có thể bổ sung lượng muối bị mất do đổ mồ hôi.

Uống nước muối loãng: Khi đổ nhiều mồ hôi, không chỉ mất nước mà cả muối (chất điện giải) cũng bị mất. Về lý thuyết, cần bổ sung nước và muối. Lưu ý: Những người thường xuyên tập thể dục cường độ cao, chạy marathon hoặc công nhân luyện thép làm việc ở nhiệt độ cao, nên uống nước muối loãng.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 48 phút trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 1 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 2 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 7 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

Top