Nếu biến sông Tô Lịch thành chiếc cống 'siêu to khổng lồ', Hà Nội sẽ mất nhiều hơn được
Giadinhnet – Theo GS.TS, Nhà giáo nhân dân (NGND) Trần Hiếu Nhuệ, nếu cống hoá sông Tô Lịch, Hà Nội chỉ được thêm hạ tầng giao thông đi lại cho người dân, nhưng sẽ mất mát nhiều hơn.
Ngày 13/7, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ - Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường - liên quan đến đề xuất "cống hoá một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước, ngay cả như sông Tô Lịch, Kim Ngưu".
Mặc dù đề xuất trên của Bí Thư quận uỷ Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn được cho là sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải và tăng thêm không gian công cộng, hạ tầng cho thành phố, tuy nhiên, GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ cho rằng, Hà Nội sẽ mất nhiều hơn được nếu cống hoá. Cái được duy nhất là có thêm diện tích hạ tầng giao thông cho người dân.
GS.TS, NGND Trần Hiếu Nhuệ cho rằng, nếu cống hoá sông Tô Lịch, Hà Nội chỉ được thêm mỗi hạ tầng giao thông đi lại cho người dân.
GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ cho biết: "Nhiều quốc gia trên thế giới rất trân trọng những dòng sông chảy qua thành phố. Thậm chí, có những nước đã có những bước đi sai lầm về cống hoá các dòng chảy, đơn cử như Hàn Quốc. Sau đó, nước này phải lấy lại các dòng chảy bằng mọi cách cho thế hệ sau. Bởi lẽ, họ nhận thấy, lợi ích mà các dòng chảy mang lại trong đô thị là rất lớn.
Ở nước ta, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh, rạch rất chằng chịt. Các hệ thống kênh rạch này không những tạo nên nền nông nghiệp trù phú, mà còn mang lại lợi thế về giao thông đường thuỷ cho ĐBSCL.
Hà Nội cũng cần những lợi ích tương tự. Nếu các dòng chảy trong Hà Nội không tạo nên lợi thế về giao thông đường thuỷ thì cũng có vai trò cân bằng môi trường sống Thủ đô".
Trước khi được bổ cập nước, dòng sông Tô Lịch chứa rác thải, nổi váng.
Tuy nhiên, sau khi được bổ cập nước từ Hồ Tây, sông Tô Lịch đã bất ngờ trong xanh, tạo không gian thoáng đãng cho Thủ đô.
"Trước đây, chúng ta chưa đô thị hoá thì nước sông rất trong và thơ mộng nhưng hiện nay, trong quá trình đô thị hoá, không chỉ sông Tô Lịch mà các dòng chảy trong Hà Nội đều có nhiệm vụ vận chuyển nước thải hơn là điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan đô thị.
Vì vậy, quan điểm của tôi là chúng ta phải giữ bằng được dòng sông Tô Lịch và các dòng chảy trong thành phố. Chúng ta phải tìm mọi giải pháp để làm sạch nó để dòng sông trở về đúng nghĩa với dòng sông lịch sử vốn đã đi vào vần thơ, ca điệu của nhiều nghệ sĩ", GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ cho hay.
Theo GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ, giải pháp lâu dài để các dòng sông hồi sinh chính là thu gom nước thải đưa về xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải. Sau đó, lắp đặt trạm bơm với công suất lớn để đưa nước sông Hồng vào Hồ Tây.
Với vai trò là thượng nguồn sông Tô Lịch, nguồn nước từ Hồ Tây sẽ tạo dòng chảy, làm sạch sông Tô Lịch. Song song với đó là xử lý, nạo vét bùn ở tầng đáy sông. Việc này có thể vừa xử lý bằng sức người, vừa áp dụng công nghệ Nano của Nhật Bản.
Dòng sông Tô Lịch gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô trở nên thơ mộng, yên bình sau khi được bổ cập nước.
GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ cho hay: "Tôi cũng theo dõi công nghệ Nano của Nhật Bản từ thời điểm bắt đầu thí điểm, qua các số liệu của chuyên gia Nhật Bản, lượng bùn trong sông Tô Lịch giảm từ 90mm xuống còn 40mm trong vòng một tháng thì có thể thấy, công nghệ Nano có triển vọng để góp phần cải thiện ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội.
Vì vậy, nếu áp dụng song song giải pháp bổ cập nước, kết hợp với phân tách nguồn nước thải, chúng ta không những giải quyết được vấn đề nước thải chảy qua các con sông, mà còn giải quyết được lượng bùn dày dưới đáy sông, làm hồi sinh tình trạng ô nhiễm hiện nay ở các con sông chảy qua Hà Nội".
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 56 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.