Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm

Thứ hai, 15:05 05/04/2021 | Sống khỏe

Để có thể hoạt động khỏe mạnh thì cơ thể người phụ nữ cần phải có hệ thống nội tiết để tiết ra các hormone. Trong trường hợp nội tiết tố bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều các loại bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của phụ nữ.

Trong y học lâm sàng, rối loạn nội tiết không phải là một bệnh cụ thể, mà là một thuật ngữ chung để chỉ các bệnh của hệ thống nội tiết của con người. Đối với phụ nữ, chức năng nội tiết bình thường sẽ giúp phụ nữ khỏe mạnh hơn, đồng thời cũng khiến phụ nữ trông đẹp hơn và tràn đầy sức sống hơn. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị rối loạn nội tiết sẽ gây ra nhiều khó chịu trong cơ thể, thậm chí là gây bệnh.

Phụ nữ xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bị rối loạn nội tiết

1. Da xấu đi

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết cũng có thể khiến da bị xấu đi, đặc biệt là da mặt. Ví dụ, khi xuất hiện các nốt mụn, mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác không thể giải thích được, rất có thể do cơ thể tiết quá nhiều nội tiết tố nam làm phá vỡ sự cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể và khiến nội tiết bị rối loạn.

Kết quả là tuyến bã nhờn của cơ thể tiết ra quá mức, khiến các nang lông bị tắc nghẽn, không có cách nào để loại bỏ các độc tố, rác thải trên da kịp thời, cuối cùng sẽ hình thành các đốm hoặc mụn.

2. Béo phì

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Phụ nữ yêu làm đẹp sẽ luôn chú ý đến việc giữ gìn vóc dáng , nhưng đôi khi bạn béo lên trông thấy và không thể giảm được cân, thì cần lưu ý có thể là do rối loạn nội tiết trong cơ thể.

Bởi vì bên trong cơ thể phụ nữ, nồng độ hormone tuyến giáp suy giảm đều đặn, có thể làm cho tốc độ trao đổi chất của tế bào cũng giảm theo, khả năng phân hủy thức ăn kém khiến cơ thể không kịp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các chất béo dư thừa và các chất khác tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây béo phì.

3. Thường xuyên cáu gắt

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán, thất vọng, lo lắng, stress... Sự căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Có thể là do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị mất cân bằng. Vì hàm lượng estrogen trong cơ thể quyết định quá trình sản sinh serotonin - loại hormon ảnh hưởng tới cảm xúc, trạng thái tâm lý, tinh thần của phụ nữ, do đó khi serotonin giảm thì người phụ nữ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài.

4. Mắc bệnh phụ khoa

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Rối loạn nội tiết lâu ngày ở phụ nữ cũng rất dễ gây ra các bệnh phụ khoa khác nhau như kinh nguyệt không đều, bệnh về vú, nội mạc tử cung không bình thường… Điều này đòi hỏi phụ nữ phải đến bệnh viện khám chữa kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ.

Ngoài ra, khi chức năng tuyến giáp của bạn nữ bất thường, chẳng hạn như cường giáp hoặc suy giáp, cũng có thể dẫn đến sự thay đổi trong kinh nguyệt của phụ nữ, vì vậy điều này cần được đánh giá theo tình hình thực tế để đi khám đúng bệnh.

5. Chất lượng giấc ngủ kém

Nếu phụ nữ đang trong tình trạng mất cân bằng nội tiết thì rất có thể sẽ kèm theo chứng mất ngủ, thường thì cơ thể rất mệt mỏi nhưng não lại hoạt động nhiều hơn, rất khó đi vào trạng thái ngủ, hay thường xuyên bị mộng mị sau khi ngủ, khó hồi phục thể lực khi bị suy kiệt.

6. Tóc bạc nhiều

Nếu cơ thể phụ nữ có 6 dấu hiệu này, cảnh báo rối loạn nội tiết, tuổi thọ suy giảm - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Khi phụ nữ nhận thấy tóc trắng tăng lên đáng kể, điều đó có nghĩa là có vấn đề về nội tiết, vì tóc trắng là một loại lão hóa sớm, nội tiết ảnh hưởng đến lượng hormone quyết định tốc độ lão hóa. Tóc bạc càng tăng càng chú ý xem nội tiết của bạn có bình thường không.

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cuộc sống, phụ nữ có thể tránh như sau:

1. Ăn nhiều đậu nành: Phụ nữ nên ăn thêm các chế phẩm từ đậu nành trong bữa ăn hàng ngày, vì các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều phytoestrogen, có tác dụng cân bằng "cân bằng" hormone trong cơ thể. Điều này cũng có thể cải thiện sự mất cân bằng nội tiết.

2. Kiểm soát cảm xúc: Phụ nữ nên duy trì thái độ sống tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ bằng cách này mới có thể kiểm soát được sự lo lắng, căng thẳng và những cảm xúc tồi tệ khác, từ đó mới có thể giải quyết được tình trạng rối loạn nội tiết tố.

3. Tăng cường giải độc: Sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rối loạn nội tiết, vì vậy phụ nữ có thể uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn để giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài nhanh chóng, giảm tình trạng rối loạn nội tiết.

4. Tăng cường các môn thể thao ngoài trời: Tập thể dục ngoài trời có thể rèn luyện khả năng hô hấp của tim mạch, đồng thời tập thể dục ngoài trời cũng có thể làm tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể và giúp duy trì sự ổn định nội tiết.

Theo Nhịp Sống Việt

Nguồn: Sina, Sohu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao

Bệnh thường gặp - 23 phút trước

Có một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Dịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 19 giờ trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Top