Ngậm đắng nuốt cay mất tiền cọc mua nhà đất chỉ vì sai lầm này
GiadinhNet - Không cẩn thận khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà đất, người mua có thể sẽ phải ngậm đắng nuốt cay, thậm chí mất trắng tiền cọc.
Hợp đồng đặt cọc là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình mua bán nhà đất. Một khi đặt bút ký hợp đồng đặt cọc cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ ra một khoản tiền để "giữ chỗ" cho mình. Nếu may mắn gặp những cuộc giao dịch minh bạch, đàng hoàng thì mọi thứ sẽ diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, cũng có không ít các cuộc "mua gian bán lận", nhằm đánh vào lòng tham, che mắt khách hàng. Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua nhà đất, bạn cần làm sáng tỏ những vấn đề dưới đây. Nếu không, nhà đất không ở được mà tiền cọc cũng không còn.
1. Kiểm tra quy hoạch
Thực tế nhiều căn nhà rao bán gấp có thể do đang vướng quy hoạch. Người môi giới thường là người sẽ giúp chủ nhà điều tra các thông tin này, vì họ thường là người nắm rõ vấn đề này.
Do đó, chủ nhà cần tham khảo về nhà đất đó tại Phòng Quản lý Đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại UBND Quận, Huyện nơi bất động giao dịch. Việc kiểm tra cần phải được thực hiện với thông tin chính xác trước khi đặt cọc.
2. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà
Đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có trùng khớp với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
3. Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất
Trước khi mua nhà đất, câu đầu tiên mà bạn hỏi người môi giới chính là: "Nhà đất có sổ đỏ không?". Chứng tỏ đây là mối quan tâm lớn nhất của người mua bất động sản. Đây là yếu tố cơ bản cần phải có trước khi mua nhà.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người mua tìm hiểu mọi vấn đề đangg xảy ra xung quanh nhà như: có đang bị kê biên thi hành án, bị thế chấp hoặc đang chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền hay không.
Để đảm bảo vấn đề này, bạn nên yêu cầu bên bán cung cấp một bản sao Sổ đỏ, sổ hồng (có công chứng mới nhất). Sau đó, bạn nên xác thực thông tin này trực tiếp tại UBND địa phương.
4. Trước khi ký hợp đồng đặt cọc cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: Thông tin nhân thân; địa chỉ nhà; số tờ; số thửa đất; bản đồ vị trí; giá mua; các đợt thanh toán; ngày bàn giao nhà, đất; thuế, lệ phí...
5. Nên công chứng, chứng thực hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 cũng như pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở không bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp xảy ra thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.
6. Nắm rõ quy định về phạt cọc
Căn cứ Khoản 2 (Điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015), nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng đặt cọc như sau:
Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện
- Trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Lưu ý: Nếu các bên có thỏa thuận khác mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
7. Nếu mua mảnh đất, ngôi nhà có giá trị cao, tiền đặt cọc cũng nhiều, tốt nhất việc thanh toán nên thực hiện tại ngân hàng, không nên thanh toán ở địa điểm khác. Cách tốt nhất là người mua để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.
8. Kiểm tra lịch sử phong thủy ngôi nhà
Một ngôi nhà hoặc mảnh đất có thể hoàn toàn không có vấn đề gì về pháp lý hay tranh chấp, giá thấp nhưng những khách hàng trong khu vực đó không để mắt tới. Nguyên nhân chỉ có thể là vấn đề tâm linh dẫn đến khả năng thanh khoản của ngôi nhà.
Trước khi ký hợp đồng đặt cọc, tất nhiên bạn cũng phải xem xét đến yếu tố này. Nếu trong nhà có người chết vì tự tử hoặc xung đột, mâu thuẫn dẫn đến mức phải bán nhà. Hoặc do vợ chồng li hôn, chia tài sản thì người ở thường sẽ không cảm thấy an tâm. Những vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mua nhà.
Nếu bạn mua để ở và hoàn toàn không quan tâm đến những vấn đề này thì không sao. Nhưng nếu mua đi bán lại thì có thể sẽ khiến người mua khác ngần ngại và từ chối.
Forbes Việt Nam gỡ tên Ngô Hoàng Anh khỏi danh sách Under 30 năm 2022
Từ 2025, người dân 'đỡ mệt' với các thủ tục nhận hoàn thuế thu nhập cá nhân
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 phút trướcGĐXH - Theo Tổng cục Thuế, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng, tự động hỗ trợ việc quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp. Dự kiến, việc này sẽ triển khai từ đầu năm 2025, tức là trước kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024.
Mặt hàng mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam 'nhuộm đỏ' chợ Việt, khách bị hút hồn
Bảo vệ người tiêu dùng - 19 giờ trướcLoại quả này có ngoại hình khá bắt mắt, ăn ngon, thơm, quả nhỏ, tầm 24 - 26 quả/kg.
Hà Nội: Quyết xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát không đảm bảo ATTP
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trướcGĐXH - Sở Công thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trái cây trên địa bàn TP nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực phẩm khi lưu thông trên thị trường.
Nhiều quyền lợi bị hạn chế, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền tỷ thuê căn hộ 50 năm
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thời gian gần đây, một số dự án cho thuê căn hộ với thời gian 50 năm đang thu hút sự quan tâm của người thuê nhà. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, cần thận trọng với loại hình này, bởi nhiều bất cập.
Sự thật về loại tôm hùm giá chỉ 39.000 đồng/con bán tràn ngập chợ
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcTrên chợ online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, một số đầu mối đang rao tôm hùm với giá chỉ 39.000 đồng/con khiến nhiều người giật mình vì quá rẻ.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.
Phòng trưng bày 'hiểu hàng thật, tránh hàng giả' phục vụ người tiêu dùng Thủ đô từ nay đến hết 29/11
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả đối với các mặt hàng sữa, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Thời gian mở cửa kéo dày đến hết ngày 29/11.
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.