Ngày Tết ăn sao cho tốt?
GiadinhNet - Đến Tết có rất nhiều món mà tôi thích như bánh chưng, bánh tét, dưa món, lạp xưởng, giò lụa…Xin bác sĩ tư vấn giúp ăn uống thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Kim Bình (Q.7, TP.HCM).

Năng lượng cần cho một bữa ăn chính khoảng 400-600kcal/người. Như vậy nếu ăn bánh chưng trừ bữa thì chỉ nên ăn khoảng 1/5-1/6 cái với nhiều dưa món hay thêm 1 miếng dưa hấu cho đủ chất xơ. Ăn thịt kho trứng với cơm thì nhớ thêm cải chua hay dưa giá. Giò lụa, nem chua có thể dùng ăn vặt nhưng giò thủ, xúc xích hay lạp xưởng thì nên dùng vào bữa chính, nếu dùng cho bữa phụ thì phải ăn ít, chỉ khoảng 50g là an tâm về năng lượng. Xôi nếp hay bánh chưng, bánh tét đều có thể làm tăng đường huyết nên cần hạn chế ở người bệnh đái tháo đường. Trong thịt mỡ, xúc xích hay lạp xưởng, lòng đỏ trứng chứa rất nhiều mỡ và cholesterol nên những người rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch cần hạn chế 1-2 lần/tuần. Các loại dưa món, cải chua, mắm các loại, cá khô, chả lụa, xúc xích, lạp xưởng…chứa nhiều muối, có thể là thủ phạm gây tai biến về mạch máu não do tăng huyết áp. Người thừa cân béo phì hay không muốn tăng cân thì cần khống chế mức năng lượng nạp vào, cẩn thận đối với bánh chưng, thịt mỡ, giò heo, bánh ngọt. Bia, rượu cũng là nguyên nhân có thể gây tăng cân nếu uống quá nhiều.
BS.CK1. Đào Thị Yến Thủy
Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM
Nín tiểu lâu có hại gì?
Mỗi lần nhậu nhẹt, tôi thường phải đứng lên đi “giải quyết”. Mỗi lần như thế, bạn bè lại chọc là “yếu thận” nên tôi rất quê. Sau đó, tôi thường hay nín lại để đi giải quyết một lần luôn cho tiện. Tôi nghe nói nín tiểu lâu có thể gây hại cho sức khỏe, xin bác sĩ cho biết có đúng không? Nguyễn Long (Đức Hòa, Long An).

Việc nín tiểu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến bàng quang của nam giới. Mỗi dịp lễ Tết, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân liên quan đến bệnh lý vỡ bang quang. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mỗi khi nhậu nhẹt xong, dưới tác động của chất alcon có trong rượu bia, nam giới thường có sự tăng bài tiết, dẫn đến bàng quang chứa đầy nước tiểu. Lúc này, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể khiến bàng quang bị bể. Do đó, những bệnh nhân vỡ bàng quang khi nhập viện sẽ được phẫu thuật cấp cứu, nếu không nước tiểu sẽ thâm nhập vào ổ bụng. Nước tiểu ban đầu tuy vô trùng nhưng nếu tồn tại lâu vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm, kích ứng ổ bụng, khiến bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.
ThS.BS.Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM
Tại sao “đôi gò bồng đảo” cũng phải siêu âm?
Tôi 39 tuổi. Mới đây tôi thấy đau ở “đôi gò bồng đảo” nên đi khám bệnh thì bác sĩ khám trực tiếp và yêu cầu đi siêu âm vú. Tôi chỉ nghe siêu âm bụng, siêu âm tim chứ không nghe siêu âm vú bao giờ cả. Xin bác sĩ tư vấn giúp tại sao lại phải siêu âm “đôi gò bồng đảo” như vậy? Thậm chí là chụp MRI nữa sao? Thiên Thanh (Sơn Trà, Đà Nẵng).
Việc bác sĩ thăm khám và chỉ định như vậy là đúng nên bạn yên tâm nhé. Bên cạnh việc chụp quang tuyến vú (nhũ ảnh), bác sĩ có thể yêu cầu làm siêu âm vú để bổ sung chẩn đoán. Siêu âm có thể giúp xác định sự hiện diện của những nang chứa dịch mà không phải là ung thư. MRI có thể được đề nghị cùng với chụp X-Quang vú để kiểm tra thêm cho một số phụ nữ, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao bị ung thư vú (có mẹ, hoặc chị/em gái bị ung thư vú).
BS.CK2.Trần Nguyên Hà
Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung Bướu, TP.HCM
Cần chăm da từ sớm
Trước giờ em không để ý đến việc chăm sóc da lắm vì nghĩ rằng mình còn trẻ, khi nào lớn tuổi hơn một chút mới dùng kem dưỡng chống lão hóa. Nhưng bạn em nói đơi đến lúc da bắt đầu lão hóa mới dưỡng thì đã muộn, xin hỏi như vậy có đúng không? Hồng Ngọc (Châu Thành, Tiền Giang).

Đúng là để da lão hóa mới bắt đầu chăm sóc thì muộn mất rồi. Để có làn da đẹp và duy trì được sự tươi tắn, đầy sức sống, em nên có ý thức chăm sóc da từ lúc còn trẻ. Việc này khá đơn giản, chỉ cần rửa mặt với sữa rửa mặt, dùng thêm kem dưỡng ẩm và luôn bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài. Trong đó, kem chống nắng là một khâu đặc biệt quan trọng. Vì ánh nắng mặt trời khiến da lão hóa nhanh và xuất hiện những đốm nâu. Bôi kem dưỡng ẩm giúp bảo vệ da khỏi những tác hại của môi trường bên ngoài, giúp da duy trì độ ẩm cần thiết và không bị nhanh lão hóa. Đồng thời mỗi ngày uống đủ 2-3 lít nước.
ThS.BS.Lê Ngọc Diệp
Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM
Trẻ bị bệnh hen làm sao đi du lịch?
Con tôi mới được chẩn đoán hen 2 tháng nay và dùng thuốc xịt dự phòng hằng ngày. Xin bác sĩ tư vấn giúp, tình trạng sức khỏe về bệnh hen như con tôi thì có được đi chơi, du lịch gì không? Nếu đi thì cần chuẩn bị những gì? Xuân Anh (TP Hải Phòng)
Được đi chơi, du lịch cùng gia đình chắc chắn là điều mà cả bé và cha mẹ đều mong ước, nhất là khi Tết sắp đến. Những việc bạn cần làm để bé có chuyến đi vui, khỏe cùng gia đình như cần cho bé khám trước khi đi để bảo đảm bệnh suyễn của bé đang được kiểm soát, nhờ bác sĩ cho toa thuốc phòng ngừa, cắt cơn và chỉ cách xử trí khi lên cơn, cách sử dụng dụng cụ hít, khí dung, các tác động có thể có đến bệnh hen và cơ sở y tế nơi đến để hữu dụng khi cần. Cần mang theo khi đi du lịch toa thuốc: nên có 2 bản (1 để trong vali, 1 để trong túi xách tay), mang đủ thuốc phòng ngừa và cắt cơn. Đến nơi, tiếp tục dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn, luôn luôn mang theo mình thuốc cắt cơn, tránh dị ứng nguyên…Nên biết địa chỉ, số điện thoại nơi cấp cứu gần nhất.
ThS.BS.Trần Anh Tuấn
Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.