Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày Tết, đối diện với bệnh gout và đái tháo đường như thế nào?

Thứ hai, 11:36 20/01/2020 | Sống khỏe

Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Cường, nguyên bác sĩ Nội tiết tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), cứ sau dịp Tết là số bệnh nhân bị các bệnh lý chuyển hóa lại gia tăng đột biến, trong đó có bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân mắc bệnh gout.

Hôn mê, viêm cấp tính vì trót vui Tết

Cách đây hai năm, anh Nguyễn Ngọc Lương (51 tuổi, Hà Nội) đột ngột bị hôn mê do tăng đường huyết. Từ trước Tết cả tuần cố né các buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt, nhưng vào chính Tết, anh Lương cũng khó khước từ. Mỗi bữa ăn, anh bắt đầu tặc lưỡi cố thêm tý chắc không sao. Hậu quả là sau 1 tuần Tết đến sáng mùng 3 khi vợ vào gọi, anh Lương đã bị biến chứng của tiểu đường tuýp 2 gây hôn mê.

May mắn nhà gần bệnh viện nên anh Lương được đưa vào cấp cứu kịp thời. Hai lần Tết vừa qua, anh Lương sợ quá không dám đi đâu hay ăn uống vô độ nữa. Anh buộc phải ở nhà nghỉ ngơi vì bệnh chuyển hóa có thể đến bất cứ lúc nào.

Cũng bị bệnh gout, ông Đỗ Quốc Tĩnh (65 tuổi, Hải Phòng) khổ sở vì ngày Tết trót vui quá. Chỉ cần uống rượu, ăn thêm chút gì là ngày hôm sau ông không đi lại được do bị biến chứng viêm gout cấp. Các khớp đau nhức, thậm chí sưng đẫm, đi lại cũng khó khăn chứ chưa nói đi chơi Tết.

Ngày Tết, đối diện với bệnh gout và đái tháo đường như thế nào? - Ảnh 1.
Mọi người cần cảnh giác biến chứng ngày Tết của bệnh gout. (Ảnh minh họa: Internet)

Với những người mắc bệnh như ông Tính, anh Lương, ngày Tết vượt qua được là cả một cửa ải. Ngày Tết lại có nhiều cám dỗ hơn các dịp khác trong năm nên những người mắc bệnh chuyển hóa dễ mang biến chứng nặng.

Cũng trong thời điểm này, các khoa cấp cứu của bệnh viện lại cấp cứu nhiều bệnh nhân bị biến chứng do bệnh chuyển hóa, đặc biệt là đái tháo đường.

Bác sĩ Cường chia sẻ, bệnh gout hay đái tháo đường là bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn và lối sống.

Ngày Tết, nhiều người sinh hoạt không điều độ, ăn ngủ thất thường, không tập được thể dục... quên không uống thuốc hoặc hết thuốc chưa kịp mua, chưa tiêm được insuline dẫn tới bệnh lý ngày một nặng hơn. Nhiều người mang tâm lý "đói quanh năm nhưng no ba ngày Tết" nên tự buông khiến biến chứng của những bệnh này cũng tăng lên nhiều nhất.

Biến chứng đáng sợ nhất của bệnh nhân đái tháo đường là hôn mê do tăng đường huyết. Hôn mê do đái tháo đường có hai thể là hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

Đây là những biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Điểm đặc trưng của bệnh là thiếu hụt insuline nặng và đường máu tăng quá cao làm cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan và hôn mê. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân sẽ bị tử vong.

Để đón Tết an toàn, bác sĩ Cường cho biết người bị bệnh gout hay đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý phải khám trước và sau Tết. Dự trữ thuốc và đặc biệt không được quên thuốc.

Cần báo cho những người xung quanh về bệnh đái tháo đường của mình để tránh nhầm lẫn với say rượu vì có người tử vong trên bàn nhậu do hạ đường huyết mà bạn nhậu nghĩ do say rượu.

Thực đơn ngày Tết được gợi ý cho người mắc bệnh chuyển hóa

Những người mắc đái tháo đường tuýp 2, gout cần chú ý chế độ ăn uống. Thực đơn có thể tham khảo như sau:

Khoảng 8 giờ sáng các ngày Tết có thể ăn phở bò (khoảng 150 gram bánh phở, thịt bò 60 gram) hoặc bánh chưng 1 miếng (cỡ 1/8 miếng bánh lớn) hoặc bún mọc với sườn lợn, giò sống.

Ngày Tết, đối diện với bệnh gout và đái tháo đường như thế nào? - Ảnh 2.
Ngày Tết là 'cửa ải' của bệnh mãn tính nên cần chú ý xây dựng thực đơn khoa học. (Ảnh minh họa: Internet)

Thời điểm 10 giờ, ăn 1 quả táo 180 gram, dưa hấu 300 gram. Đến 12 giờ trưa, ăn miến dong nấu sườn lợn có gia vị. Có thể thay đổi ăn cơm (khoảng 1 miệng bát cơm), canh măng, chân giò lợn 150 gram, thịt luộc, rau xào…

Khi ăn nên cố gắng ăn đủ các món thịt, cá, rau xanh và đừng quên tập thể dục. Nếu người bệnh có đi chơi xa, luôn nhớ mang theo thuốc dùng hàng ngày. Nên mang nhiều hơn số lượng dự kiến vì có thể kéo dài ngày lưu trú bên ngoài hơn dự định vì họ hàng níu kéo, vì nhỡ tàu xe... Đem theo đơn thuốc của bác sỹ trong ví, phòng trường hợp khẩn cấp bị hôn mê hoặc hết thuốc chữa trị.

Để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết do vận động nhiều bất thường, nên ăn từ 15-30gam chất bột đường sau mỗi 30 phút leo núi (ví dụ 1-2 quả quýt, uống một cốc nước ngọt..).

Theo Phunusuckhoe

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 3 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 8 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 12 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top