Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiền, bẻ thuốc ra uống tưởng sáng kiến lại thành "tối kiến"

Chủ nhật, 08:10 22/08/2021 | Sống khỏe

Theo thói quen, rất nhiều người nghiền hoặc bẻ viên thuốc trước khi uống, nhất là cho trẻ em. Tuy nhiên việc nghiền hoặc bẻ nhỏ viên thuốc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và vô ý dùng quá liều thuốc hoặc làm mất tác dụng điều trị…

Các loại thuốc không nên nghiền, bẻ

Thuốc bao tan trong ruột

Không được nghiền nhỏ, bẻ hoặc nhai loại thuốc bao tan trong ruột. Ở dạng này, thuốc được bao kín để phân tán trong ruột, giúp giảm kích ứng dạ dày, đồng thời ngăn a-xít dạ dày phá hủy mất tác dụng của thuốc. Nếu không uống nguyên vẹn chúng sẽ mất đi hiệu quả hoặc có tác dụng bất lợi nghiêm trọng cho cơ thể.

Nghiền, bẻ thuốc ra uống tưởng sáng kiến lại thành tối kiến - Ảnh 1.

Không được nghiền nhỏ, bẻ hoặc nhai loại thuốc bao tan trong ruột.

Thuốc giải phóng chậm

Một số thuốc cần duy trì nồng độ kéo dài, do đó được bào chế dưới dạng "giải phóng chậm". Thông thường thuốc dạng này thường có các ký hiệu riêng như CD, CR, DA, ER, XR… 

Những thuốc này được bào chế để khi vào cơ thể, thuốc được phân tán và hấp thu từ từ trong 24 giờ. Nếu chúng ta nhai hoặc nghiền nhỏ thuốc có thể dẫn đến quá liều ban đầu và không đủ duy trì nồng độ có hiệu quả điều trị suốt cả ngày, do đó có thể gây nguy hiểm hoặc không đạt hiệu quả điều trị .

Thuốc ngậm phân tán, hấp thu trực tiếp ở khoang miệng, tán nhỏ cũng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị khi bị dịch dạ dày phá hủy.

Thuốc gây độc tế bào

Khi nghiền nhỏ các loại thuốc này có thể dẫn đến việc hít phải các hạt "bụi thuốc" trong không khí. Thuốc gây độc tế bào thường là các thuốc trong điều trị hóa trị ung thư.

Thuốc có mùi vị khó chịu

Một số thuốc có vị rất khó chịu (đắng, vị kim loại…) sẽ rất khó uống, sẽ được bao phim hoặc bao đường để làm giảm sự khó chịu này. Khi làm thuốc bị tán nhỏ sẽ làm vị thuốc rất khó uống, buồn nôn, làm giảm tuân thủ dùng thuốc đúng liều.

Nghiền, bẻ thuốc ra uống tưởng sáng kiến lại thành tối kiến - Ảnh 2.

Không nên nghiền thuốc bao phim, viên nén bao đường.

Làm sao để sử dụng thuốc viên an toàn?

Cần hỏi rõ về thuốc

Sau khi được kê đơn, người bệnh cần hỏi kỹ bác sĩ, dược sĩ về một số thông tin của thuốc như: Thời điểm uống thuốc và cách uống thuốc... 

Nếu cần uống 1 lượng nhỏ hơn liều dùng một viên, thuốc bào chế dạng nước, siro nên được cân nhắc ưu tiên để lấy đúng liều và dùng thuốc an toàn.

Uống với lượng nước vừa đủ

Cần uống thuốc với lượng nước đun sôi để nguội vừa đủ. Lưu ý, không nên uống thuốc với lượng nước quá ít nước, thậm chí là nuốt khan viên thuốc.

Bởi, việc uống thuốc thiếu nước có thể khiến viên thuốc  bị vướng, mắc ở thực quản gây tổn thương thực quản, nhất là với những loại thuốc gây kích ứng. Ngoài ra, việc không đủ nước để làm tan thuốc, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi trong cơ thể.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 7 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Top