Ngộ độc thuốc cam trẻ em, chuyên gia nói gì?
Thuốc cam trẻ em đang gieo giắc nỗi sợ hãi cho nhiều phụ huynh, nhưng ngược lại vẫn là “thuốc thần” với nhiều người khi được quảng cáo với nhiều tác dụng thần kỳ cho trẻ như chống biếng ăn, chữa lở loét, tăng cường sức khỏe. Hãy nghe các chuyên gia nói gì về tình trạng lạm dụng thuốc cam và ngộ độc thuốc cam trẻ em.
Thuốc cam thảo dược không phải thần dược
Thuốc cam là tên gọi dân giã của một bài thuốc dân gian chứa các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để trị nóng trong, trị lở loét lưỡi, chống táo bón... và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Loại thuốc thảo dược này thường được bào chế dạng bột màu cam, đỏ nên dân gian gọi chung là thuốc cam.

Thuốc cam được mẹ cho con uống, không ngờ hại trẻ.
Theo BS.TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp. Như vậy thuốc cam hoàn toàn không phải là một thần dược trị bách bệnh mà chỉ là tên chung chỉ bài thuốc dân gian giúp điều trị một số bệnh đơn giản ở trẻ nhỏ. Các mẹ không được lạm dụng, nếu có bệnh nên cho con đi thăm khám trước khi điều trị.
Thuốc cam trên thị trường chứa thảo dược chưa được chuẩn hóa
Có tới 90% thảo dược tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ Trung Quốc. Rất nhiều trong số đó hoàn toàn không được kiểm nghiệm về chất lượng, về dư lượng độc tố. Theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, dược liệu nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam đang chiếm hơn 80%, song chất lượng lại tù mù.
Cũng trong bài báo này trên báo Tiền Phong, một bé trai 4 tuổi ở Phú Quốc vừa nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong tình trạng ngộ độc thuốc đông y. Theo bác sĩ Phạm Thị Minh Rạng, khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, qua điều tra bệnh sử được biết, mẹ của bé trai này cho bé uống thuốc cam cùng một số thuốc bắc và thuốc nam khác trong hai năm. “Kết quả nồng độ chì trong máu bệnh nhi cao, bé bị thiếu máu và có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ”- bác sĩ Rạng cho biết.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn trên là do thảo dược chưa được chuẩn hóa trước khi đưa vào chế biến. Dẫn tới, thảo dược không chứa hoạt chất, nguyên liệu chứa nhiều dư lượng độc tố, đặc biệt là kim loại nặng.
Hiểm họa khôn lường rình rập trẻ
Kim loại nặng bao gồm Chì, Thủy ngân, Asen là những độc tố thường trực trong các loại dược chưa chuẩn hóa, trong các loại thuốc cam đang được bán phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ em. Ngộ độc cấp tính kim loại nặng ở trẻ em gây tổn thương thần kinh, gan, thận và phải cấp cứu tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, các loại thảo dược chưa chuẩn hóa cũng có chứa nhiều độc tố khác như độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật... có thể gây độc lâu dài cho trẻ. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan).
Lời khuyên của chuyên gia khi chọn thảo dược trị bệnh cho bé

• Chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng.
• Chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược chuẩn hóa từ các nhà cung cấp uy tín.
• Kiểm tra tiêu chuẩn sản xuất của nhà cung cấp sản phẩm, nên ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp sản phẩm có tiêu chuẩn cao, nghiêm ngặt hàng đầu trên thế giới như tiêu chuẩn sản xuất cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp.
• Không lựa chọn các sản phẩm thảo dược chỉ theo truyền miệng mà không có đăng ký với Bộ Y Tế.
Thảo dược chuẩn hóa châu Âu là một trong những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại châu Âu và trên thế giới. Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính đột phá về tính hiệu quả và an toàn cho trẻ em tại Việt Nam trong thời gian gần đây, hiện nay được nhiều chuyên gia và phụ huynh tin tưởng sử dụng. Công ty dược phẩm DELAP và Pharmalife Research là đại diện đầu tiên cùng nhau cung cấp các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên biệt chăm sóc sức khỏe Nhi khoa đã được lưu hành trong hệ thống y tế Italia hơn 13 năm và trên 48 quốc gia trên thế giới. Đây là một sự lựa chọn phù hợp của các bậc phụ huynh góp phần chấm dứt tình trạng ngộ độc thảo dược, ngộ độc thuốc cam không chuẩn hóa.
Để tìm hiểu chi tiết về Thảo dược chuẩn hóa châu Âu, chuyên biệt chăm sóc bé yêu, độc giả có thể truy cập website: http://pharmalife.delap.vn/tin-tuc-su-kien/ hoặc gọi điện tới Tổng đài tư vấn sử dụng thảo dược chuẩn hóa an toàn cho trẻ 1800 8070.
PV

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 43 phút trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.