Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngôi mộ đá bí ẩn trên dãy Đại Huệ có phải của con trai vua Quang Trung?: Các nhà khoa học nên vào cuộc

Thứ sáu, 08:04 26/02/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Sau bài viết "Ngôi mộ bí ấn trên dãy núi Đại Huệ có phải là của con trai vua Quang Trung?" trên Báo GĐ&XH, rất nhiều độc giả đã gọi điện về tòa soạn và cá nhân tác giả bài viết với mong muốn bày tỏ cảm xúc của mình.

 
Để giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn xung quanh di tích chùa Đại Tuệ cũng như ngôi mộ cổ trên, PV Báo GĐ&XH đã tìm đến một số nhà khoa học và lãnh đạo ngành văn hóa địa phương... để nghe những quan điểm của họ.
 

Di tích chùa Đại Tuệ.

 
Tiến sỹ sử học Nguyễn Quang Hồng: Thêm một bí ẩn lịch sử dân tộc

Theo Quốc Sử Quán triều Nguyễn và một số tư liệu của các cha cố người Pháp có mặt tại Phú Xuân đầu thế kỷ XIX, Hoàng đế Cảnh Thịnh bị bắt tại Lạng Sơn và đóng cũi giải về kinh đô Phú Xuân, sau đó bị hành quyết. Tuy nhiên, nguồn tài liệu địa phương, nhất là nguồn tài liệu do con cháu họ Hồ ở Hưng Nguyên, Nam Đàn cung cấp lại khẳng định người bị Hoàng đế Gia Long hành quyết tại Phú Xuân (nhiều người chép là Hoàng đế Cảnh Thịnh) không phải là Hoàng đế Cảnh Thịnh thật mà chỉ là người đóng giả Cảnh Thịnh. Theo nguồn tài liệu địa phương, khi chạy đến Nghệ An, Hoàng đế Cảnh Thịnh bí mật cho người đóng giả mình, cùng quyến thuộc và những bề tôi trung thành tiếp tục chạy ra Bắc. Bề tôi của Nguyễn Ánh là Nguyễn Văn Thành đưa quân cấp tốc rượt đuổi và bắt được người đóng giả Cảnh Thịnh đem về Phú Xuân như sử sách ghi chép. Còn Hoàng đế Cảnh Thịnh thật xuống tóc, lặng lẽ lên núi Đại Huệ và chùa Đại Tuệ đi tu, sống nốt phần đời còn lại ở đây. Chứng cứ là đến ngày 20/10 Âm lịch hằng năm, tăng ni phật tử trong vùng và con cháu họ Hồ ở Nam Đàn vẫn thường xuyên lên núi Đại Huệ làm giỗ cho Hoàng đế Cảnh Thịnh.

Gần đây, một số nhà ngoại cảm khi lên chùa dâng hương cũng khẳng định ngôi mộ đá cạnh chùa chính là phần mộ của Hoàng đế Cảnh Thịnh. Như vậy, theo tôi, nghiên cứu, thẩm định nguồn tài liệu lịch sử địa phương để đi đến kết luận khoa học có hay không việc Hoàng đế Cảnh Thịnh từng lên núi Đại Huệ và đi tu tại chùa Đại Tuệ từ 1801 cho đến cuối đời, cũng như chủ nhân ngôi mộ đá kia có phải là Hoàng đế Cảnh Thịnh thật hay không cần có sự vào cuộc của các nhà chuyên gia khảo cổ và dân tộc học, các nhà sử học trong và ngoài nước. Nếu điều này sớm được khẳng định thì đó là một trong những điều thú vị và thêm một bí ẩn lịch sử dân tộc cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 được làm sáng tỏ.
 
Ông Trần Minh Siêu - nhà nghiên cứu lịch sử: Những trầm tích văn hóa cần được chứng minh

Những dấu tích liên quan đến 2 triều đại nhà Hồ và nhà Tây Sơn trên Đại Huệ nay vẫn còn như: những kè đá rộng từ 1,2-1,5m, bãi đất trống (được gọi là đất tập), dấu tích của cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, một số tảng đá được xếp theo hình kiềng ba chân, khắc chữ Hán. Đặc biệt, nằm cách chùa khoảng 30m về hướng Đông - Bắc có ngôi mộ đắp bằng đá núi tự nhiên. Nhân dân địa phương và một số nhà ngoại cảm cho rằng đây là mộ thật của vua Cảnh Thịnh. Con cháu họ Hồ ở Nam Đàn và Hưng Nguyên cùng tăng ni, phật tử của chùa đã mai táng ông trên núi, hương khói phụng thờ. 20/10 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của vua Cảnh Thịnh, được nhà chùa và con cháu họ Hồ tổ chức trọng thể. 

Hiện trong chùa vẫn còn một tấm bia đá cổ, bát gốm cổ, chuông đồng và 5 bộ sách kinh phật. Bia đá được khắc chữ Nho cả 2 mặt. Trên trán bia có 4 chữ "Đại Huệ tự bi". 2 dòng bên trái có nội dung: Anh đô phủ, Nam Đường huyện, Nọn Hồ, Nọn liễu. Cung phụng - Nguyễn Quang Toản Mậu thân niên. Hàng lạc khoảng dòng cuối cùng còn đọc được mấy chữ: "Cảnh Trị lục niên". Mặt sau còn được trang trí hoa văn lá đề, dây cúc, hoa sen. Theo tôi, cần nghiên cứu, xác minh để làm sáng tỏ một số tồn nghi lịch sử xung quanh các dấu tích ở núi Đại Huệ và chùa Đại Tuệ như: về Hồ Vương thành, lịch sử ra đời của ngôi chùa, về các sự kiện liên quan đến triều Tây Sơn. Đặc biệt về ngôi mộ của vua Cảnh Thịnh.
 
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng - Nguyên Tư lệnh QK4, Trưởng ban vận động bảo tồn và tôn tạo di tích chùa Đại Tuệ: Cần có hội thảo khoa học

Theo tôi, trước hết cần tôn tạo, trùng tu chùa Đại Tuệ vì 2 lý do. Thứ nhất, theo sử sách ghi lại, chùa Đại Tuệ có trước khởi nghĩa Mai Thúc Loan, sau này đến thế kỷ XV, lại có dấu ấn triều đại nhà Hồ rồi đến triều Tây Sơn. Thứ hai, chùa này thờ Phật Bà - một vị Bồ tát đại giác, đại trí, đại minh, đại dũng, vô ngã, vị tha, hy sinh tất cả để đem lòng bác ái từ bi vô hạn, cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Nếu tôn tạo lại sẽ có nhiều ý nghĩa. Nơi đây sẽ là quần thể du lịch nhiều di tích lịch sử quan trọng trên dãy Đại Huệ gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của quê hương xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam. Và đặc biệt là sự tiếp biến văn hoá Phật giáo đến văn hoá giữ nước của dân tộc Việt Nam xưa và nay.

Về những thuyết dân gian lưu truyền đến ngày nay về ngôi mộ cổ trên chùa Đại Tuệ là mộ phần vua Cảnh Thịnh, theo tôi, chúng ta cần trân trọng, bởi đây là sự tín ngưỡng, tri ân được truyền tụng vì vậy cần có cuộc hội thảo mang tầm quốc gia với sự tham gia của các nhà sử học, các nhà khảo cổ học, các nhà khoa học để làm rõ và xác định có hay không mộ phần vua Cảnh Thịnh.
 
Ông Nguyễn Công Nhuần - Phó Giám đốc sở VH,TT&DL Nghệ An: Xác định phần mộ vua Cảnh Thịnh là nguyện vọng của nhân dân
Xung quanh chùa Đại Tuệ trên núi Đại Huệ và những nghi vấn xung quanh ngôi mộ cổ là mộ phần vua Cảnh Thịnh là có thật. Sự truyền khẩu của nhân gian cũng là sự tri ân của người dân đối với cội nguồn và những gì thuộc về quá khứ. Hiện những phế tích còn được lưu giữ đã phần nào khẳng định sự tồn tại liên quan đến vương triều Hồ và vương triều Tây Sơn. Để khẳng định có phải thi hài vua Cảnh Thịnh hay không, rõ ràng rất cần sự vào cuộc tiếp tục nghiên cứu của các nhà khoa học, sự đánh giá của các nhà khảo cổ học. Điều quan trọng cần có sự tiến hành đánh giá khẳng định, và tôi nghĩ đây cũng là nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
 
Hồ Hà (Ghi)
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Dự kiến 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024

Đời sống - 20 phút trước

GĐXH - Theo Dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà của Bộ Xây dựng yêu cầu nhiều trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà. Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ tháng 8/2024.

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

11 anh em ruột kiện nhau vì hơn 1.200 m2 đất

Pháp luật - 1 giờ trước

Cha mẹ mất không để lại di chúc, nhiều anh, em trong một gia đình có 11 người con đã làm đơn tranh chấp với người con thứ 4 đang ở trên mảnh đất

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Hà Giang đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Giang đã xây dựng dự thảo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở để lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tổ chức, cá nhân.

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Tử vi ngày 17/5/2024: Giờ tốt, màu sắc cát tường và con số may mắn hôm nay cho 12 con giáp

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Năm ngày 16/5/2024 hôm nay, các con giáp Thìn, Tỵ, Ngọ Mùi... nên làm việc quan trọng vào giờ nào?

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Lên vùng cao xứ Huế xem tái hiện lễ cúng thần Núi của đồng bào Cơ tu

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Lễ hội Tấc Ka Coong (lễ hội cúng Thần Núi) của dân tộc Cơ tu huyện A Lưới được tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối đã ban tặng cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an.

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Thí sinh đăng kí dự thi CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh bị mất quyền lợi

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Tùy từng đối tượng thí sinh đăng ký dự tuyển, các thí sinh dự thi các trường CAND cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây để tránh làm mất quyền lợi cá nhân.

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Xây trường tiền tỷ ở huyện nghèo miền núi rồi bỏ hoang

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Một số điểm trường tại huyện nghèo miền núi, vùng biên ở Quảng Bình xây xong rồi bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí ngân sách và bức xúc trong dư luận.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Nhà giáo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, kể cả giáo viên nước ngoài

Giáo dục - 5 giờ trước

Dự thảo luật Nhà giáo (Bộ GD&ĐT) quy định mỗi nhà giáo sẽ được cấp một hoặc hơn một chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên chứng chỉ sẽ bị thu hồi nếu kết quả đánh giá, 2 năm liên tục nhà giáo không hoàn thành nhiệm vụ.

Top