Ngôi mộ đá bí ẩn trên dãy Đại Huệ: Có phải là của con trai vua Quang Trung?
GiadinhNet - Ngôi mộ đá bí ẩn trên dãy Đại Huệ ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An)) đang thu hút sự quan tâm của dân chúng.
|
Ông Bình bên ngôi mộ cổ. |
Sau lưng chùa Đại Tuệ có một hang động, trong đó các phiến đá được xếp như bàn cờ, gọi là động Thăng Thiên. Cách chùa không xa còn có một cái giếng, dù ở trên đỉnh cao nhất của núi Đại Huệ nhưng nước quanh năm trong suốt, không cạn. Nằm cách giếng khoảng chừng 30m là ao sen, rộng chừng 800m². Xung quanh khu vực chùa còn có nhiều mảnh vỡ của khánh đá, ngai đá, phiến đá hình mõ. Điều đặc biệt hơn là 5 quyển sách chữ Hán mà ông Hoàng Nghĩa Bình (trụ trì chùa) vẫn lưu giữ được. Nội dung của cuốn sách này viết gì, còn đang chờ các nhà nghiên cứu tìm hiểu. |
Đỉnh Thăng Thiên, cao nhất dãy núi Đại Huệ (hơn 800m so với mực nước biển) được người xưa ví như quả chuông úp. Ngoài phong cảnh ở đây rất đẹp, nó còn ẩn chứa những giá trị lịch sử - văn hoá liên quan đến hai triều đại đặc biệt: Nhà Hồ và nhà Tây Sơn.
Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Quang Hồng (Trường ĐH Vinh), hiện các nhà khoa học chưa có đủ chứng cứ để phục dựng toàn bộ diện mạo thành Hồ Vương trên đỉnh núi Đại Huệ và dưới chân núi. Nhưng, qua phế tích và các sử liệu (như Nghệ An ký, Đại Nam Nhất thống chí...) cho thấy sự tồn tại của tòa thành là không có gì phải bàn cãi. Đầu thế kỷ XV, cha con vua Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương đã huy động người dân xứ Nghệ xây dựng cả một hệ thống thành luỹ từ dưới chân núi Đại Huệ lên trên núi, nhằm mục đích chống lại nguy cơ xâm lược từ phương Bắc. Sau khi xong việc, Hồ Quý Ly cho xây chùa Đại Tuệ để cảm ơn công đức của Đức Phật.
Sau khi thành hoàn thành một thời gian ngắn, dân tộc đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của phương Bắc. Triều đại nhà Hồ bị diệt vong, đất nước rơi vào cảnh nô lệ. Hồ Vương thành cùng một số toà thành khác bị san phẳng, hàng ngàn voi, ngựa, súng ống, thuyền bè, sách vở, di sản văn hoá... bị đem về phương Bắc hoặc bị tiêu huỷ. Điều này đã được Ngô Sỹ Liên chép trong Đại Việt Sử ký toàn thư.
Hiện tại, dấu tích của tòa thành vẫn còn trên đỉnh núi, cách chùa Đại Tuệ khoảng 100m. Qua dấu tích cho thấy thành được xây, ghép bằng đất, đá, phía tây dựa vào động Thăng Thiên, mặt nam chạy theo sườn dọc của dãy Đại Huệ...
Chứng tích triều đại Tây Sơn
|
Ngôi chùa cổ giờ chỉ còn lại phế tích. |
Từ những giả thuyết, các TS Nguyễn Quang Hồng, Hồ Bá Quỳnh và những cộng sự trong nhóm nghiên cứu đã kiến nghị cần nghiên cứu, xác minh lai lịch của ngôi mộ đá. Nếu đó đúng mộ của vua Cảnh Thịnh thì phải có phương án trùng tu, tôn tạo. |
Sau cuộc duyệt binh lịch sử ấy, Quang Trung cho đại quân vượt núi Đại Huệ, thần tốc ra Bắc, hội quân tại Tam Điệp (Ninh Bình). Trước đó Vua đã trồng một cây đa ở lưng chừng núi Đại Huệ và thề sẽ quét sạch quân Thanh (cây đa này tồn tại mãi tới những năm 70 - 80 của thế kỉ trước, nay chỉ còn dấu tích). Khi lên đỉnh núi, vua Quang Trung vào chùa Đại Tuệ dâng hương, cầu xin Đức Phật phù hộ cho ba quân tướng sĩ nhanh chóng quét sạch ngoại xâm. Các nhà sư trong chùa Đại Tuệ đã chỉ cho nhà vua con đường thượng đạo Nộn Băng (nghĩa là qua trôn băng) tránh được quân địch, tới Thăng Long nhanh hơn. Sau khi quân Thanh đại bại, trên đường trở về Phú Xuân, vua Quang Trung lại lên chùa Đại Tuệ cảm tạ Đức phật. Ông xuống chiếu, cắt 30 mẫu ruộng (thuộc một số xóm của xã Nam Anh- Nam Đàn ngày nay) cấp cho chùa. Từ đó, chùa Đại Tuệ còn được người dân gọi là chùa Đại Huệ - gắn với tên của người anh hùng áo vải năm xưa.
Người dưới mộ là ai?
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột từ trần, Thái tử Cảnh Thịnh nối nghiệp cha. Năm 1801, nhà Tây Sơn bị diệt, vua Cảnh Thịnh cùng thân tộc phải chạy ra Bắc. Theo tài liệu ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn và một số tư liệu khác thì vua Cảnh Thịnh bị bắt tại Lạng Sơn, bị đóng cũi giải về kinh Phú Xuân, sau đó bị hành quyết. Tuy nhiên, theo tài liệu của dòng họ Hồ ở Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) thì người bị hành quyết không phải là Cảnh Thịnh thật. Khi chạy đến Nghệ An, Cảnh Thịnh đã bí mật cho người đóng giả mình, cùng bề tôi trung thành tiếp tục ra Bắc. Còn Cảnh Thịnh đã xuống tóc, lặng lẽ vào tu tại chùa Đại Tuệ và sống nốt phần đời còn lại ở đây. Chứng cứ là đến nay, cứ đến ngày 20/10 Âm lịch hàng năm, tăng ni phật tử trong vùng và con cháu họ Hồ ở Hưng Nguyên, Nam Đàn vẫn thường xuyên lên núi làm giỗ cho vua Cảnh Thịnh. Hiện khu mộ đá có chiều rộng trên 8m, chiều dài trên 12m vẫn được các cụ cao niên quanh vùng khẳng định đó là phần mộ của vua Cảnh Thịnh.
Đặc biệt tại khu vực chùa có ngôi mộ cổ bằng đá, mà nhiều người, trong đó có cả các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là mộ vua Cảnh Thịnh. Theo TS sử học Nguyễn Quang Hồng và TS Hồ Bá Quỳnh thì tên gọi chùa Đại Huệ chứng tỏ chùa có mối quan hệ thân thiết với Quang Trung - Nguyễn Huệ. Thứ nữa, trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, vua Quang Trung và kế vị là vua Cảnh Thịnh đều đã từng cho người đóng giả mỗi khi sang bang giao với nhà Thanh. Từ những nghi vấn đó, TS Hồng đặt giả thiết: "Trong bối cảnh bị kẻ thù truy đuổi, Cảnh Thịnh rất có thể phải sử dụng người đóng thế để thoát thân, Gia Long đã hành quyết một Cảnh Thịnh... giả".
Có hay không việc vua Cảnh Thịnh từng đi tu tại chùa Đại Tuệ từ năm 1801 cho đến cuối đời? Người nằm dưới ngôi mộ đá kia là ai? Đó là những câu hỏi mà hậu thế rất muốn biết lời giải!
UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phục dựng, tôn tạo lại chùa Đại Tuệ. Theo đó, chùa sẽ được phục dựng trên diện tích 10.000m² với 12 hạng mục chính: Khu nhà Tam bảo, nhà chuông, tượng Bà Đại Tuệ, tượng Quan âm Bồ tát, tượng các vị La Hán, khuôn viên cây cảnh....Dự kiến đến năm 2013 hoàn thành. |
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 3 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 5 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 5 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 9 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.