"Ngón chân COVID" và những biểu hiện trên da có thể là dấu hiệu mắc COVID-19
GiadinhNet - Mắc COVID-19, bệnh nhân có thể phát ban ở thân mình, tay chân, bàn tay bàn chân, ngón chân, với các dát đỏ, sẩn hồng đỏ tím, sưng nề…
Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới nhất vừa được Bộ Y tế ban hành, khi mắc COVID-19 ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có thể có những biểu hiện trên da với triệu chứng ngứa, đau/bỏng rát ở da với hình thái bao gồm các ban dạng mề đay, các ban dạng hồng ban, phát ban dạng mụn nước mụn mủ, phát ban giống dạng cước ở đầu ngón tay chân, ít gặp hơn phát ban dạng lưới (chỉ điểm bệnh diễn tiến nặng), giống tổn thương xuất huyết chủ yếu ở chi, ban đỏ đa hình thái ở tay chân niêm mạc, kết mạc miệng, viêm kết mạc ở trẻ em.
Theo BS Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương), phát ban ở người mắc COVID-19 có thể kéo dài từ 2 đến 12 ngày. Trung bình, hầu hết mọi người bị phát ban trong 8 ngày. Tuy nhiên, phát ban ảnh hưởng đến các ngón chân có thể kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
BS Minh cũng là một trong gần 70 nhân viên y tế Bệnh viện Da liễu Trung ương tham gia hỗ trợ TP HCM điều trị trực tiếp các COVID-19 nặng trong thời gian qua.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ cuối tháng 4 đến nay), Việt Nam ghi nhận hơn 838.000 ca trong nước, trong đó có 781.931 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh (khoảng 93%). Một số bệnh nhân sau khi xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vẫn xuất hiện ban trên da.
Theo BS Minh, điều này là bình thường. "Ngay cả khi xét nghiệm đã về âm tính thì các triệu chứng ban sẩn mảng đỏ trên da vẫn còn được ghi nhận" - nam bác sĩ chia sẻ ngày 12/10.
Các vị trí thường gặp phát ban là ở thân mình, tay chân, bàn tay bàn chân, ngón chân (ngón chân COVID) với cá dát đỏ, sẩn hồng đỏ tím, sưng nề…

Hiện tượng sưng tấy ngón chân, còn gọi là "ngón chân COVID". Ảnh: AP
Một số trường hợp virus kích thích trên da tạo thành các bệnh lý miễn dịch do virus như mày đay, vảy phấn hồng,.. sau khi nhiễm COVID-19 từ 1-2 tháng.
Theo BS Minh, nguyên nhân của những biến thể này do nhiều yếu tố. Các biểu hiện trên da có thể được phân loại thành ba nhóm lớn liên quan đến cơ chế bệnh lý của chúng: (i) thứ phát do đáp ứng miễn dịch với nucleotide của virus, (ii) do tác động tế bào trực tiếp của virus lên tế bào sừng và tế bào nội mô, (iii) thứ phát sau hậu quả toàn thân do COVID-19 gây ra, đặc biệt là viêm mạch và bệnh mạch máu huyết khối, và thứ phát do phản ứng có hại của thuốc trong suốt quá trình của bệnh.
"Cần một thời gian để những phản ứng này có thể trở lại bình thường" - BS Minh cho hay. Như vậy, khi xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính, các hậu quả để lại trên da (phản ứng do cơ thể chống lại virus cũng như tàn phá của virus) vẫn có thể tồn tại vài tuần đến hàng tháng sau đó.
Đa số các tổn thương này xu hướng lành tính, có thể có các triệu chứng cơ năng như ngứa, rát… chúng ta có thể khám tư vấn hỗ trợ để xử lý cho phù hợp, tránh hiện tượng cào gãi hay đắp các loại thuốc lá cây không phù hợp dễ gây nhiễm trùng và viêm da tiếp xúc.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 22 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.