Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngủ như thế này dễ "chết nhanh hơn ung thư", đặc biệt điều cuối rất nhiều người mắc

Thứ ba, 09:57 15/10/2019 | Sống khỏe

Nếu bạn mắc một số sai lầm khi đi ngủ, bạn có thể mãi mãi không tỉnh dậy. Các nghiên cứu đã chỉ ra những kiểu ngủ dưới đây rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là trường hợp cuối cùng, nhiều người mắc phải.

1. Ngủ thiếp đi sau khi say rượu

Ngủ như thế này dễ chết nhanh hơn ung thư, đặc biệt điều cuối rất nhiều người mắc  - Ảnh 1.

Sau khi uống rượu, ít nhiều đều sẽ cảm thấy có chút khó chịu. Lúc này, hầu hết mọi người sẽ nói với bạn: Uống rượu, ngủ sẽ ngon. Tuy nhiên, sau khi uống, bạn ngủ thiếp đi và có nguy cơ nghẹt thở. Bởi vì những người say rượu dễ bị nôn, thần chí không tỉnh, phản xạ cổ họng và cử động nuốt tương đối chậm. Nếu nằm ngửa hoặc nằm sấp, chất nôn rất khó nôn ra ngoài, có thể gây khó thở. Bệnh nhân có thể bị viêm phổi, và trường hợp nghiêm trọng có thể gây nghẹt thở và đe dọa tính mạng do tắc nghẽn khí quản.

Kiến nghị: Nếu người say rượu còn chút ý thức, nhớ chọn nằm nghiêng, đây là tư thế ngủ an toàn sau khi uống rượu. Nếu người say rượu bất tỉnh, người nhà nên làm điều này: Cởi cà vạt hoặc cúc áo của người say rượu, cố gắng đặt người bệnh nằm nghiêng, quan sát xem có biểu hiện bất thường hay không, nếu có tình huống nguy hiếm như hôn mê, ngạt thở, nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

2. Khi ngủ thường xuyên ngáy

Ngủ như thế này dễ chết nhanh hơn ung thư, đặc biệt điều cuối rất nhiều người mắc  - Ảnh 2.

Ngủ và ngáy có thể gây nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Lý do tại sao mọi người ngáy là vì đường thở bị hẹp hoặc bị chặn trong khi ngủ, và hơi thở không được bình thường. Thở không bình thường sẽ dẫn đến cơ thể ở trạng thái bị thiếu oxy, nhẹ thì làm tăng huyết áp, nặng sẽ xuất hiện tình trạng ngưng thở dẫn đến đột quỵ, đột tử. Tuy nhiên không phải ai ngủ ngáy cũng sẽ gặp nguy hiểm.

Nếu thỉnh thoảng vì uống rượu, mệt mỏi dẫn đến ngáy, âm sắc đồng đều - loại ngáy này là "ngáy đơn thuần". Nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một tình huống cần chú ý, đó có thể là hội chứng ngưng thở khi ngủ, có nguy cơ nghẹt thở với biểu hiện là ngáy trong thời gian dài, âm sắc ngáy lúc cao lúc thấp, kéo dài từ hàng chục giây đến vài phút, hoặc sau khi tỉnh dậy vào ban ngày miệng khô, mệt mỏi.

Kiến nghị: Nằm nghiêng rất tốt để cải thiện tình trạng ngáy, xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ, đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3. Ngủ trong xe có máy lạnh

Ngủ như thế này dễ chết nhanh hơn ung thư, đặc biệt điều cuối rất nhiều người mắc  - Ảnh 3.

Đối với nhiều người, ngoài chiếc giường, chiếc xe cũng là một nơi tốt để ngủ. Vào mùa hè, máy điều hòa được bật và vào mùa đông, hệ thống sưởi ấm cũng được bật. Tuy nhiên, đây thường là nguồn gốc của bi kịch.

Khi bật điều hòa trong một thời gian dài, dẫn đến không khí trong và ngoài xe không thể đối lưu, đặc biệt là khi xe dừng lại, điều hòa có thể tiếp tục hoạt động, do đó khí carbon monoxide thải ra từ động cơ có thể được cuốn vào xe. Khi mọi người nghỉ ngơi và ngủ trong xe trong một thời gian dài, oxy bị tiêu thụ quá mức, và rất dễ bị ngộ độc carbon monoxide.

Nhìn thấy điều này, bạn nên hiểu rằng thủ phạm là "carbon monoxide." Bởi vì nó không màu, không vị và không mùi, sau khi hít phải người bệnh thường bất tỉnh và thậm chí khi xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng cũng không biết lý do, tiếp tục ở trong môi trường có nồng độ carbon monoxide đến khi chết.

Kiến nghị: Khi lái xe nên mở cửa sổ xe, bật điều hòa trong xe cũng nên mở một chút khoảng trống ở cửa sổ. Khi dừng xe không được đóng kín mít cửa và mở điều hòa trong thời gian dài để ngủ trong xe, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và người có cơ thể yếu cần chú ý.

4. Thức khuya, đi ngủ quá muộn

Ngủ như thế này dễ chết nhanh hơn ung thư, đặc biệt điều cuối rất nhiều người mắc  - Ảnh 4.

Đây là vấn đề hầu hết mọi người đều mắc phải, nhiều người có thể thức thâu đêm để xem phim, xem bóng đá, lướt web,… đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin sáng ngày 8/9, một sinh viên 21 tuổi, Tiểu Cương đang nằm trên giường chơi điện thoại di động, đột nhiên bị ngưng thở và tim ngừng đập, may mắn thay sau khi đến bệnh viện, chàng trai đã được bác sĩ kịp thời cứu chữa. Bác sĩ nói rằng thuyên tắc phổi của Tiểu Cương chính là do một số thói quen xấu, chẳng hạn như ngủ muộn, ít vận động,... gây nên.

Nghiêm túc mà nói, thức khuya đem lại rất nhiều bất lợi cho sức khỏe: tăng cân, rụng tóc, da trở nên xấu cí, gây ung thư, đột tử... Vì vậy, kiến nghị mọi người nên đi ngủ sớm. Cố gắng ban ngày ngủ khoảng một tiếng, tránh ăn nhiều dầu mỡ vào buổi tối, ăn nhiều rau, trái cây, thức ăn vào buổi tối nên chiếm 1/5 tổng lượng thức ăn cả ngày. Ngoài ra không nên uống cà phê, trà xanh, các loại đồ ngọt….

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 15 phút trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 43 phút trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 13 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Top