Người bệnh tiểu đường nên ăn cá
Nếu chỉ xét về giá trị dinh dưỡng thật khó nói thịt hay cá tốt hơn, vì loại nào cũng được này mất kia. Nhưng riêng với người bệnh tiểu đường, thì cá rõ ràng có lợi hơn thịt.
Những lý do nên ăn cá
Người ăn quá nhiều thịt là đối tượng dễ bị ung thư ruột. Bệnh này lại là một trong các căn bệnh đồng hành gắn bó với bệnh tiểu đường. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tỉ lệ ung thư ruột tăng gần 50% ở người tiêu thụ tròm trèm 100g thịt mỗi ngày.
Với người dùng hơn 100g thịt mỗi ngày thì khả năng mắc bệnh thậm chí có thể tăng đến 70%! Tỷ lệ này cao hơn nữa nếu vừa ăn thịt vừa uống bia! Nói chung, người bệnh tiểu đường không nên có thịt trên bàn ăn nhiều hơn 3 lần trong tuần, mỗi lần không nên nhiều hơn 120g.
![]() |
Ngược lại, khẩu phần càng có nhiều cá biển, tỉ lệ ung thư ruột càng thấp. Bằng chứng là số người bệnh tiểu đường có 100g cá trong khẩu phần bị ung thư ruột chỉ bằng phân nửa nhóm đối chứng với thói quen “trọng thịt khinh cá”!
Món nào từ cá là thuốc tốt?
Thầy thuốc ở Đại học Rush, Chicago (Mỹ) đã chứng minh là chức năng tuần hoàn của người cao tuổi bị bệnh tiểu đường được cải thiện thấy rõ nếu họ được bồi dưỡng với cá biển giàu Omega-3 như cá mòi, cá hồi, cá thu... dù mỗi tuần chỉ một lần. Người bệnh tiểu đường nếu có thêm vấn đề chất mỡ trong máu nên uống thêm thuốc có chứa dầu béo Omega-3 để chắc chắn là cơ thể không thiếu chất này. Ngay cả người chay trường cũng đừng lo thiếu Omega-3.
Rong biển, như tảo Spirulina, cũng có tác dụng tương tự cá biển, thậm chí toàn diện hơn, vì vừa chứa nhiều Omega-3 vừa dồi dào chất đạm loại không gây gánh nặng cho lá gan và trái thận.
Cá nước ngọt thường không chứa nhiều 3-Omega, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Đó là cá basa, tất nhiên với điều kiện cá không được vỗ béo bằng thuốc kháng sinh, với nội tiết tố tăng trưởng...
Càng đa dạng càng tốt
Đừng quên cảm giác thèm thịt cá là do cơ thể cần chất đạm. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với người bệnh tiểu đường do rối loạn biến dưỡng chất đường bao giờ cũng kéo theo mất quân bình về chất đạm và chất béo. Muốn người bệnh đừng quá thèm thịt cần bổ sung chất đạm gốc thực vật từ đậu nành. Cũng đừng quên người bệnh tiểu đường rất cần khẩu phần đa dạng.
Dùng thịt cá đúng cách nhưng quên rau quả là một thiếu sót đáng trách. Rau hay quả đều cần thiết cho người bệnh tiểu đường vì là nguồn cung cấp nhiều loại sinh tố. Tùy theo mức độ ổn định của đường huyết mà “đầu bếp” nên chọn nhiều rau hay quả cho bữa ăn của người bệnh tiểu đường.
Nếu lượng đường trong máu còn giao động nhiều thì rau cải có lợi hơn trái cây. Trong lúc đường huyết đang trồi sụt vô chừng phải tránh các loại trái quá ngọt như sầu riêng, mít, xoài, lồng mứt... để tránh đường huyết tăng đột ngột. Nếu không đổi được thói quen tráng miệng bằng trái cây nên chọn loại trái chua, chát, ít ngọt như ổi, bưởi, thanh long...
Theo BS Lương Lễ Hoàng

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 23 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.