Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim thường xuất hiện 3 dấu hiệu cực rõ ở chân, kiểm tra ngay xem bạn có không

Thứ ba, 09:30 21/09/2021 | Sống khỏe

Khi nhìn vào chân, nếu xuất hiện 3 dấu hiệu như sau thì bạn cần phải đi khám ngay, bởi đó là cảnh báo ban đầu của bệnh tim nguy hiểm.

Theo y học phương Đông, bàn chân chẳng khác nào "trái tim thứ hai" vì nó có nhiều huyệt đạo được kết nối chặt chẽ với các cơ quan khác nhau trên cơ thể. Thế nên, đôi lúc chỉ cần nhìn một số đặc điểm khác thường của chân cũng đủ để phát hiện sớm bệnh tật, nhờ vậy mà phòng ngừa hiệu quả hơn.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim thường xuất hiện 3 dấu hiệu cực rõ ở chân, kiểm tra ngay xem bạn có không - Ảnh 1.

Bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể, cho nên bạn cần phải chăm sóc chân khỏe mạnh.

Đôi chân không chỉ giúp chúng ta di chuyển, nâng đỡ trọng lượng cơ thể mà còn là "máy phát tín hiệu" sớm của bệnh tim. Theo chuyên trang sức khỏe và trung tâm y tế học thuật MayoClinic, nếu chân xuất hiện 3 dấu hiệu sau cũng đồng nghĩa tim của bạn đang có vấn đề, cần đi khám ngay lập tức:

- Chân bị lạnh liên tục

- Đau chân hoặc bị chuột rút thường xuyên

- Chân bị sưng, phù nề

Cụ thể 3 dấu hiệu bệnh tim ở chân như sau:

1. Chân bị lạnh liên tục

Nếu thấy bàn chân lúc nào cũng lạnh buốt bất kể thời tiết, bạn hãy cẩn thận vì đó là dấu hiệu hệ tuần hoàn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân do tuyến giáp điều tiết nhiệt độ cơ thể đang gặp sự cố và khiến cho bàn chân lạnh hơn. Người hút thuốc lá nhiều, tổn thương thần kinh , mắc bệnh tiểu đường, suy giáp, thiếu máu... đều là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim thường xuất hiện 3 dấu hiệu cực rõ ở chân, kiểm tra ngay xem bạn có không - Ảnh 2.

Hay lạnh chân dù trời đang nóng thường là dấu hiệu sớm của bệnh tim.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lạnh chân còn là tín hiệu sớm của bệnh tim nhưng chẳng ai biết. Lúc này những chất béo, cholesterol, chất thải tế bào… sẽ tạo thành mảng bám và tích tụ làm thành mạch máu bị thu hẹp. Khi đó máu sẽ không thể bơm đến chân đầy đủ nên gây hiện tượng lạnh chân , cũng như không thể truyền đến tim nên làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Khi nghi ngờ lạnh chân là do bệnh lý, bạn nên đến gặp bác sĩ để giải quyết căn nguyên và điều trị nếu cần thiết. Còn nếu không phải do bệnh thì bạn nên tập thể dục thường xuyên, mặc ấm hơn và ngâm chân trước khi ngủ để chân ấm lên.

2. Đau chân hoặc bị chuột rút thường xuyên

Những người có tính chất công việc phải đứng nhiều rất hay bị đau và tê bì chân. Tuy nhiên đừng vì vậy mà chủ quan bởi có thể đó là dấu hiệu sớm của nhiều loại bệnh. Lúc này lượng đường huyết trong cơ thể đang tăng mạnh, tác động đến các dây thần kinh ngoại vi của bàn chân nên gây tình trạng đau nhức và tê chân.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim thường xuất hiện 3 dấu hiệu cực rõ ở chân, kiểm tra ngay xem bạn có không - Ảnh 3.

Đau chân đến từ nhiều nguyên do, trong đó bao gồm cả bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, chuột rút ở chân cũng cảnh báo bạn đang mắc các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tắc động mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh tim… do máu lưu thông kém nên không đủ cung cấp cho các chi dưới. Nếu đã loại trừ nguyên nhân do công việc mà bạn vẫn bị đau chân, chuột rút thường xuyên thì cần đi khám sớm.

3. Chân bị sưng, phù nề

Bỗng một sáng thức dậy bạn thấy chân mình bước đi bất thường, sưng phù mọng nước… thì hãy cẩn thận chức năng thận đang gặp vấn đề. Theo các chuyên gia, do thận chịu trách nhiệm về điều phối chất lỏng trong cơ thể nên khi thận có bệnh, nước sẽ không được thải ra ngoài mà tích tụ lại ở chân và gây sưng phù.

Ngoài ra, chân bị sưng và phù nề cũng có thể cảnh báo sớm bệnh tim. Cụ thể, khi tim không đủ sức bơm máu thì máu từ chân sẽ không thể lưu thông đến các phần trên cơ thể, khiến chất lỏng bị tụ lại ở chân và làm sưng phù. Chưa kể nếu van tim bị rò rỉ cũng kéo theo bàn chân và mắt cá chân sưng phồng lên. Nếu tình trạng này đi kèm với đau ngực, khó thở thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim thường xuất hiện 3 dấu hiệu cực rõ ở chân, kiểm tra ngay xem bạn có không - Ảnh 4.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh tim đơn giản nhất?

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có đến 17,2 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và con số này đang ngày một tăng. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm rõ những biện pháp phòng chống bệnh tim mạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân lẫn những người thân yêu.

Một số cách để ngăn ngừa bệnh tim mạch có thể kể đến như:

- Ăn nhiều trái cây, rau quả và cá để bổ sung chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm cho các mạch máu và loại bỏ mảng bám trong động mạch.

- Cắt giảm chất béo có hại và đồ ăn ngọt, hạn chế ăn đồ chiên dầu vì chúng làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể.

- Chăm luyện tập thể dục thể thao để làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu lại. Không nhất thiết phải tập cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là đủ rồi.

- Thay đổi lối sống và sinh hoạt lành mạnh hơn, không thức khuya hay hút thuốc, uống rượu bia… Đặc biệt phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường.

Theo Trí thức trẻ


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 4 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 8 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 8 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 8 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Top