Người có tế bào ung thư trong cơ thể thường thấy 3 dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm
Có bao giờ bạn nghĩ rằng khi đêm đến, khi chúng ta đang ngủ, các tế bào ung thư cũng có thể di căn hết sức mình?
1. Nghiên cứu mới: Các tế bào ung thư di căn dễ dàng hơn vào ban đêm
Vào ngày 22/6/2022, một nghiên cứu mới tìm hiểu thời điểm các tế bào ung thư di căn nhanh chóng đã được công bố trên tạp chí Nature.
Để phát hiện nồng độ của các tế bào ung thư tuần hoàn trong cơ thể khi con người ở trạng thái tỉnh táo và ngủ say, các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu máu từ 30 bệnh nhân nữ bị ung thư vú trong 2 thời điểm thức dậy vào buổi sáng và ngủ vào buổi tối. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào ung thư có nhiều khả năng tuần hoàn vào máu vào ban đêm nhiều hơn là vào ban ngày.

Với nghiên cứu này, rõ ràng là "các khối u thức dậy khi bệnh nhân đang ngủ", đồng tác giả Nicola Aceto, một nhà sinh vật học ung thư tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich, Thụy Sĩ cho biết. "Đó là một "bước tiến" trong việc tìm hiểu về di căn", ông nói.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể liên quan đến nhịp điệu ngày và đêm. Melatonin khác nhau giữa ngày và đêm là yếu tố sự di căn của các tế bào ung thư.

2. Câu hỏi đặt ra: Thức khuya có thể chống ung thư không?
Năm 2019, Đại học Hồng Kông đã công bố một nghiên cứu liên quan bằng cách khảo sát 49 bác sĩ hoàn toàn khỏe mạnh tại các bệnh viện địa phương, bao gồm cả các bác sĩ phải trực qua đêm và không trực. Các bác sĩ được tiến hành phân tích mẫu máu. Kết quả cho thấy các bác sĩ trực qua đêm có DNA bị gãy 30% so với các bác sĩ không phải trực, có nghĩa là càng thức khuya, DNA càng bị đứt và khả năng sửa chữa càng kém.
Thức khuya không chỉ gây hại cho những người khỏe mạnh, mà còn gây hại lớn hơn cho bệnh nhân ung thư.

Các giáo sư của Văn phòng Kiểm soát và Phòng ngừa Ung thư Tỉnh Hồ Nam giải thích rằng: Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân ung thư, làm giảm khả năng miễn dịch của bệnh nhân và đẩy nhanh sự sinh sản và phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, melatonin có thể làm giảm thiệt hại cho DNA tế bào. Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, cũng có thể thúc đẩy sản xuất estrogen, dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển của một số khối u.
3. Vậy, có nên ngủ không?
Giáo sư Chen Xiaobing, Ủy viên Hội đồng chuyên môn khoa học y tế của Hiệp hội Bệnh viện Nghiên cứu tỉnh Hà Nam và Bệnh viện Ung bướu tỉnh Hà Nam, cho biết: Hầu hết bệnh nhân ung thư sau khi khởi phát bệnh đều đề cập đến thiếu ngủ. Ông nhắc nhở mọi người, nếu giấc ngủ không đạt 6 giờ, có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư. Vì vậy, mọi người cần đảm bảo ngủ sâu, đủ 6 giờ mỗi ngày.

Nhiều bệnh ung thư xuất hiện một số triệu chứng đặc biệt vào ban đêm, nếu được phát hiện có một số điều kiện sau đây, hãy cảnh giác:
1. Đau vào ban đêm
Nếu cơn đau ngày càng tăng xảy ra khi bạn nằm ngủ vào ban đêm, cần phải cảnh giác rằng đằng sau cơn đau này có thể là ung thư. Cơn đau thông thường thường nghiêm trọng khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi. Nhưng cơn đau do ung thư thường rõ rệt hơn vào ban đêm, sau khi nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm. Điều này có thể là do sự phân tâm ban ngày và tập trung vào ban đêm nên sẽ có một cảm giác đau rõ ràng hơn.
2. Sốt
Sốt ung thư có một đặc điểm rõ ràng là sốt vào ban đêm và buổi chiều, ít sốt vào buổi sáng. Nhiệt độ cơ thể thường từ 37,3 đến 38 độ C.

3. Đổ mồ hôi trộm
Hầu Thục Linh, Trưởng khoa Ung thư hạch, Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Bệnh viện Bethune, Sơn Tây, Trung Quốc cho biết, đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư, phổ biến nhất là ung thư hạch. Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, giảm cân.
Tất nhiên, sự xuất hiện của những triệu chứng này không nhất định là do ung thư, nhưng bạn cũng cần phải cảnh giác, tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 55 phút trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 6 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.