Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Thứ sáu, 10:59 26/07/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Cách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóngCách đo và kiểm soát huyết áp tại nhà, phòng bệnh cao huyết áp khi trời nắng nóng

GĐXH - Thời tiết nắng nóng dễ khiến người huyết áp cao gặp tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần hết sức lưu ý.

Bị suy thận vì chủ quan với dấu hiệu cao huyết áp

Chính thức từ tháng 2/2024 đến nay, anh H.V T (SN 1990, ở Hà Nội) đã phải thực hiện lọc máu, chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần bởi vì chủ quan với dấu hiệu cao huyết áp.

Anh T. cho biết, từ tháng 8/2016, anh bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu liên tục. Nghĩ đây chỉ là dấu hiệu bệnh đơn giản nên chỉ mua thuốc giảm đau về uống. Tuy nhiên, triệu chứng đau đầu vẫn tiếp tục kéo dài.

Đến tháng 3/2017, anh T. đi khám sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm. Cuối cùng anh nhận kết quả suy thận độ 2, khi chỉ mới 27 tuổi.

Nguyên nhân gây suy thận của anh được bác sĩ giải thích là do huyết áp tăng cao kéo dài, cuối cùng dẫn đến biến chứng suy thận.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3 năm đầu sau khi phát hiện suy thận, anh duy trì thói quen sống tốt, thực đơn ăn uống lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên sau đó vì chủ quan, anh không thực hiện chế độ ăn dành cho người bệnh thận và bỏ qua bước kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tình trạng của anh chuyển biến xấu dần, vì thế đến tháng 2/2024 anh T. chính thức phải thực hiện lọc máu, chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần.

Bệnh cao huyết áp tàn phá cơ thể bạn như thế nào?

Gây tổn thương động mạch

Tăng huyết áp có thể gây tổn thương các tế bào lót trong lòng động mạch. Từ đó làm cho thành động mạch trở nên dày và cứng (xơ cứng động mạch), làm giảm lưu lượng máu đến tim, thận, não, các chi. Trong quá trình tiến triển, nó gây ra: đột quỵ, những cơn đau thắt ngực, tắc động mạch ngoại biên ở chân, cánh tay, tổn thương mắt, phình vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Gây tổn thương tim

Tăng huyết áp gây hẹp động mạch vành – là động mạch nuôi tim, gây ra những cơn đau ngực, loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Tăng huyết áp còn gây phì đại tim trái do huyết áp cao buộc trái tim phải co bóp vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Lâu ngày, tâm thất trái dày lên và cứng lại (phì đại thất trái). Tình trạng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim và đột tử.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Gây tổn thương não bộ

Huyết áp cao gây thiếu máu não thoáng qua, hay "cơn đột quỵ mini". Đây là dấu hiệu cảnh báo cho bạn về những cơn đột quỵ trong tương lai.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người bị huyết áp cao là do một phần của não thiếu oxy và dưỡng chất dẫn đến hủy hoại tế bào não. Huyết áp cao gây hẹp lòng mạch, rò rỉ hoặc vỡ mạch máu não, hoặc tạo ra những cục máu đông trong động mạch, ngăn chặn máu tới não và gây đột quỵ.

Ngoài ra, huyết áp cao cũng gây mất trí nhớ do hẹp và tắc nghẽn động mạch cung cấp máu tới não, gây ra sự gián đoạn lưu lượng máu tới não khiến bị mất trí. Bệnh còn gây suy giảm nhận thức do lưu lượng máu tới não ít.

Gây tổn thương thận

Huyết áp cao có thể làm tổn thương cả các mạch máu dẫn đến thận: Gây suy thận vì nó làm tổn thương cả động mạch lớn dẫn đến thận và các mạch máu nhỏ trong thận.

Gây xơ hóa tiểu cầu thận: Các tiểu cầu thận bị tổn thương với những vết như sẹo, khiến thận không thể lọc máu hiệu quả, dẫn đến suy thận nặng hơn.

Phình động mạch thận: Huyết áp cao có thể dẫn đến phình động mạch thận, có thể bị vỡ và gây chảy máu trong, đe dọa tính mạng của bạn.

Gây tổn thương mắt

Huyết áp làm hỏng các mạch máu cung cấp máu cho võng mạc gây ra các bệnh lý võng mạc. Đó là chảy máu trong mắt, suy giảm thị giác, nhìn mờ cho đến mất hoàn toàn thị lực.

Tích dịch dưới võng mạc: Do một lớp mạch máu dưới võng mạc bị rò rỉ, chúng sẽ gây tình trạng tích tụ chất lỏng dưới võng mạc. Hậu quả là bạn nhìn sự vật bị méo mó. Ngoài ra khi dòng máu không đến nuôi được các tế bào thần kinh thị giác đầy đủ, chúng sẽ bị hoại tử, bạn sẽ bị chảy máu trong mắt cho tới mất nhìn.

Ngoài ra huyết áp cao còn gây suy giảm tình dục do xơ cứng mạch máu làm rối loạn cương dương ở nam, ở nữ làm giảm ham muốn; mất xương do làm tăng lượng canxi thải ra ngoài qua nước tiếu. Mức độ nặng có thể làm xương dễ bị gãy; ngưng thở khi ngủ xảy ra ở 50% số người mắc huyết áp cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này- Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Triệu chứng tăng huyết áp thường diễn biến thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà gây ra thì rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện cao huyết áp, trong khi trước đó không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào.

Một số trường hợp có thể có các triệu chứng cao huyết áp thoáng qua như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,... Một số bệnh nhân khác có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn, chẳng hạn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.

Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵNắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

GĐXH - Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngayNgười bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

Người đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phảiNgười đàn ông suýt chết vì nhồi máu cơ tim, cao huyết áp do thường xuyên làm một việc mà nhiều nam giới Việt mắc phải

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử huyết áp cao nhiều năm và thường xuyên hút thuốc, khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top