Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi chơi Pickleball

Thứ ba, 15:36 14/01/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Pickleball là môn thể thao khá nhẹ nhàng, nhưng nếu chơi quá sức hoặc không đúng kỹ thuật rất dễ bị bong gân, căng cơ, rách cơ hoặc viêm gân ở chân, cẳng tay, khuỷu tay...

Thanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặpThanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặp

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, các bác sĩ nơi đấy đã tiếp nhận không ít người bệnh tới khám vì những chấn thương vùng mắt cá chân, đầu gối, vai, khuỷu tay, lưng do chơi Pickleball.

Như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thành Tr. (45 tuổi) điều trị tại khoa Phục hồi chức năng. Bệnh nhân bị đứt gân cơ trên gai vai trái do chơi Pickleball, đã được các bác sĩ phẫu thuật khâu chóp xoay và chuyển tập phục hồi chức năng để tập cải thiện vận động khớp vai sau mổ. Các bác sĩ điều trị giảm đau, chống viêm tại chỗ bằng các máy điều trị vật lý trị liệu như: điện xung, siêu âm điều trị, sóng ngắn… kết hợp với các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái, xoa bóp làm mềm các tổ chức vùng vai bị xơ cứng.

Sau 4 tuần điều trị, bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức khớp vai và cải thiện vận động, chức năng sinh hoạt hằng ngày thực hiện độc lập, có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng.

Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi tham gia Pickleball - Ảnh 2.

Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: BVCC

Chấn thương thường gặp và một số bài tập giúp hạn chế chấn thương khi chơi Pickleball

Bong gân mắt cá chân

Pickleball tương tự như tennis ở chỗ đòi hỏi nhiều chạy nước rút, dừng đột ngột và di chuyển sang ngang liên tục. Nếu phần cơ hỗ trợ mắt cá chân của bạn không đủ khỏe, bạn sẽ dễ bị trẹo mắt cá hơn. Việc trẹo mắt cá chân hoặc các chấn thương phần mềm trong thể thao có thể dẫn đến đau, sưng, chảy máu (trong hoặc ngoài) và viêm.

Bạn hãy sơ cứu ngay theo phương pháp RICE, đó là từ viết tắt của 4 bước bao gồm: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương).

Bài tập hỗ trợ: Nâng gót chân giúp tăng cường sức mạnh mắt cá chân.

- Giữ thăng bằng bằng cách vịn vào bàn hoặc tường.

- Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai và các ngón chân hướng về phía trước.

- Từ từ nâng gót chân lên cao nhất có thể, sau đó hạ xuống chậm rãi. Lặp lại nhiều lần.

Căng cơ khớp gối

Cũng giống như trẹo mắt cá chân, nếu bạn bị căng hoặc trẹo gối, điều quan trọng là giảm viêm. Chườm đá và thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp kiểm soát sưng, và băng thun hoặc nẹp gối có thể hỗ trợ.

Bài tập hỗ trợ: Nâng chân nằm nghiêng

Bài tập nâng chân nằm nghiêng đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa chấn thương đầu gối vì nó tác động lên toàn bộ chân, cho đến tận hông. Cải thiện sức mạnh tổng thể của chân giúp bảo vệ đầu gối.

- Nằm nghiêng một bên, sau đó nâng chân trên lên, giữ thẳng đầu gối và đặt hơi sau mông. Giữ hai bên hông chồng lên nhau và siết chặt toàn bộ phần giữa của cơ thể như bụng, hông, lưng dưới.

- Từ từ hạ chân xuống trước khi nâng lại. Nếu bạn cảm thấy căng cơ ở mông - cơ mông thì bạn biết mình đang tập đúng. Lặp lại nhiều lần, sau đó đổi bên.

Căng cơ gân kheo

Trước khi chơi Pickleball, việc quan trọng phải giãn cơ và khởi động. Cơ gân kheo hoặc các cơ ở phía sau đùi của bạn, có thể bị kéo căng quá mức hoặc bị căng, đặc biệt nếu bạn không khởi động kỹ. Những chấn thương này thường xảy ra trong các tình huống dừng đột ngột trên sân, khi các cơ co lại nhanh chóng.

Cũng giống như các chấn thương khác ở chi dưới, chườm đá và dùng thuốc giảm đau không kê đơn là những yếu tố then chốt để bạn cảm thấy dễ chịu.

Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi tham gia Pickleball - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Viêm gân ở cổ tay, khuỷu tay hoặc vai

Viêm gân hoặc sưng tấy của gân là chấn thương do hoạt động quá mức. Khi bạn mới chơi hoặc chơi nhiều, động tác lặp đi lặp lại có thể áp lực lên gân gây viêm. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi một hoặc hai ngày giữa các buổi chơi. Khi cơ bắp đã quen với các chuyển động, bạn có thể chơi thường xuyên hơn.

Cũng giống như các chấn thương ở chi dưới, chườm đá và thuốc giảm đau có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành. Đối với các chấn thương do lặp đi lặp lại, nghỉ ngơi là đặc biệt quan trọng để giúp cơ thể bạn phục hồi.

Chấn thương do ngã

Khi ngã, phản xạ tự nhiên là dùng tay chống đỡ. Điều này có thể dẫn đến chấn thương ở bàn tay, cổ tay hoặc vai. Nếu bạn cảm thấy rất đau, tốt nhất nên đi khám bác sĩ và chụp X-quang sớm hơn để đảm bảo không bị gãy xương.

Nếu bạn ngã khi chơi Pickleball, bạn cũng có thể bị va đập vào đầu. Nếu bạn cảm thấy bất thường nào, bao gồm nhìn mờ, lú lẫn hoặc buồn ngủ quá mức phải kiểm tra để đảm bảo bạn không bị chấn thương nghiêm trọng.

Bài tập hỗ trợ: Tập giữ thăng bằng một chân

Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngã là cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

- Đứng với hai bàn chân rộng bằng vai mà không cần bám vào bất cứ thứ gì để hỗ trợ.

- Nhấc một chân lên khỏi mặt đất. Giơ hai tay ra hai bên nếu bạn cần giúp giữ thăng bằng.

- Giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt, lên đến một phút cho mỗi bên. Khi bạn đã thành thạo, hãy thử đứng trên một thứ gì đó không bằng phẳng như gối hoặc chăn gấp lại.

Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa chấn thương Pickleball

+ Khởi động kỹ trước khi chơi và thả lỏng sau khi chơi.

+ Uống nhiều nước để tránh mất nước.

+ Sử dụng giày thể thao phù hợp.

+ Chơi với người có trình độ tương đương.

+ Tập luyện điều độ, không chơi quá sức.

+ Nếu bạn cảm thấy đau, hãy ngừng chơi và đi khám bác sĩ.

+ Người cao tuổi, người bị loãng xương hoặc có tiền sử thoát vị đĩa đệm nên cân nhắc khi chơi Pickleball.

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hải Phòng bất ngờ liệt toàn thân sau khi tiêm vì đau vai gáyNgười phụ nữ 54 tuổi ở Hải Phòng bất ngờ liệt toàn thân sau khi tiêm vì đau vai gáy

GĐXH - Sau khi tiêm trị đau vai gáy 1 ngày, chị T sốt trở lại kèm theo liệt hai chân, dần dần lan đến hai tay và mất cảm giác toàn bộ vùng từ thắt lưng trở xuống...

Kỳ tích giành lại sự sống cho bệnh nhân 61 tuổi ở Tuyên Quang bị ngưng tim lúc nửa đêmKỳ tích giành lại sự sống cho bệnh nhân 61 tuổi ở Tuyên Quang bị ngưng tim lúc nửa đêm

GĐXH - Bệnh nhân ở Tuyên Quang xuất hiện đau ngực dữ dội, khó thở, kích thích vật vã nên được người nhà đưa đến viện cấp cứu lúc nửa đêm.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hà Nội bị suy thận, cao huyết áp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phảiNgười phụ nữ 35 tuổi ở Hà Nội bị suy thận, cao huyết áp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Mặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 10 phút trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Top