Người phụ nữ 35 tuổi ở Hà Nội bị suy thận, cao huyết áp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Mặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.
Bị suy thận ở tuổi 35, chị Lan Anh (sống tại Hà Nội) cho biết ban đầu chị chỉ thấy mệt mỏi nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ mình chỉ bị cảm cúm bình thường. Đến khi cảm thấy đuối sức, không chịu được, chị mới đến viện khám. Lúc này, chị choáng váng nhận kết quả: Thận của chị đã mất chức năng hoàn toàn, cần phải nhập viện sớm để được lọc máu, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Điều tra bệnh sử được biết, cách đây khoảng 4-5 năm, chị sinh con đầu xong có phát hiện sỏi thận và bệnh cao huyết áp. Sau đó, chị có đi khám và được kê thuốc và được bác sĩ khuyên cần phải theo dõi thường xuyên và đi khám để nếu cần sẽ phải dùng thuốc. Tuy nhiên, thấy sau khi uống thuốc triệu chứng đau không còn, chị đã không đi kiểm tra và khám lại.
Khi thận mất hoàn toàn chức năng, chị Lan Anh đã rất hối hận. "Nếu ngày trước tôi nghe lời bác sĩ theo dõi tăng huyết áp, đi khám thường xuyên chắc sẽ không bị suy thận mạn sớm", chị Lan Anh nói.
Qua câu chuyện của mình, chị Lan Anh muốn nhắn nhủ với người trẻ cần quan tâm tới sức khỏe của bản thân, đồng thời nên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra bất thường của cơ thể.
Bệnh cao huyết áp nguy hiểm thế nào nếu không được điều trị?
Ảnh hưởng đến mạch máu
Khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian nó sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Gây hại cho tim
Huyết áp tăng làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành của các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực, suy tim, to tim...
Gây đột quỵ
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo một nghiên cứu cho biết, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Thực tế đã chỉ ra huyết áp cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ.
Gây suy thận
Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối... từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.
Gây loãng xương
Huyết áp tăng có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Theo các nghiên cứu, huyết áp cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mẩt xương hoặc gãy xương do loãng xương...
Gây mất ngủ
Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo nghiên cứu, những người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp.
Loại rau bình dân có nhiều ở Việt Nam được người Trung Quốc mê mẩn: Là 'thuốc' bổ máu, bổ não, giúp tiêu hóa khỏe
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcLoại rau này được ưa chuộng bởi hương thơm đặc trưng, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe não bộ và kiểm soát đường huyết.
Gà và trứng: Loại nào có nhiều protein tốt hơn?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcNhiều người thích ăn trứng nhưng không thích ăn thịt gà và ngược lại, họ cũng thường băn khoăn không biết protein của thịt gà và trứng, loại nào tốt hơn?
Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc tăng cường sức đề kháng cho da, giúp vết thương mau lành, hạ sốt nhanh chóng
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Cây ngải dại thường mọc thành từng đám và có thể dễ dàng nhìn thấy ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên công dụng của loại cây này không phải ai cũng biết.
5 không khi dùng mật ong
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhiều người sử dụng giấm táo trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng đồng thời giấm táo cùng một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm…
Người mắc bệnh tiền đình cần làm gì để nhanh khỏi, không bị tái phát
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị hội chứng rối loạn tiền đình cần được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5 nhóm thực phẩm phổ biến làm lượng đường trong máu tăng nhanh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐường trong máu cao không được kiểm soát trong thời gian dài gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là với người bệnh đái tháo đường. Nắm được danh sách các nhóm thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu là một cách duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn.
Cảnh báo đột quỵ khi thức giấc trong thời tiết lạnh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcThời tiết trên địa bàn TPHCM những ngày qua chuyển lạnh vào sáng sớm, khiến nhiều người rơi vào tình trạng đột quỵ. Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần chủ động giữ ấm cơ thể để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.
Bệnh đường hô hấp do hMPV: Phụ huynh không hoang mang, cần nâng cao cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.