Thanh niên 30 tuổi đã suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân do thói quen tai hại giới trẻ Việt hay gặp
GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận mạn đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Gia tăng người trẻ mắc suy thận mãn tính
Trong lần đi khám sức khỏe định kỳ cách đây vài năm, anh P.V.H (đã đổi tên, 30 tuổi, ở Hà Nội) được bác sĩ cảnh báo tình trạng trong nước tiểu có protein niệu. Anh H. được hướng dẫn theo dõi và điều trị bằng thuốc.
Sau đó, bệnh nhân có đến bệnh viện kiểm tra lại và bàng hoàng khi được chẩn đoán suy thận mạn. Năm 2022, khi thấy nước tiểu có nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, anh H. tiếp tục đi khám và được hướng dẫn thực hiện điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng, cộng với uống thuốc do bác sĩ kê đơn và định kỳ theo dõi hàng tháng.
Mới đây, thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, anh H. đến Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai để khám thì được chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế.
Hiện chức năng thận của anh H. còn dưới 10% và phải điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo.
Theo ThS.BS Phạm Tiến Dũng, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, đơn vị này thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp như bệnh nhân H. Thậm chí bệnh nhân chỉ mới 15 -16 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh thận mạn thì đã ở vào giai đoạn cuối.
Hiện tại, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu có khoảng 160-180 bệnh nhân thận đang điều trị nội trú. Trung bình mỗi ngày, tại đây tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
"Đa số bệnh nhân đến với chúng tôi trong hoàn cảnh quá muộn, mọi thứ gần như khó có thể đảo ngược", BS Phạm Tiến Dũng chia sẻ.
TS.BS Nghiêm Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm, khi không phát hiện bệnh thận ở giai đoạn sớm, chi phí điều trị vừa tốn kém mà thời gian điều trị bảo tồn cũng không được lâu.
Có nhiều bệnh nhân đến Trung tâm Thận Tiết niệu và Lọc máu ở giai đoạn phải lọc máu cấp cứu, lúc đó thận suy rất nặng kèm theo nhiều biến chứng ở các cơ quan như: tim mạch, hô hấp …làm hạn chế quyền lựa chọn của người bệnh trong phương pháp điều trị thay thế thận suy.
Cảnh báo thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Theo các bác sĩ, bệnh thận thường diễn biến rất âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc đi khám sức khỏe để đi làm, đi du học.
TS.BS Nghiêm Trung Dũng cho biết, xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.
"Người trẻ bây giờ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận", BS Dũng nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, bệnh thận mạn, khi phát hiện giai đoạn sớm đem lại nhiều lợi ích: Giúp kéo dài thời gian điều trị bảo tồn với chi phí điều trị thấp, hiệu quả, thời gian tái khám thưa… Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, kéo theo chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị bảo tồn rút ngắn lại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phát hiện bệnh thận ở giai đoạn cuối chỉ có 3 lựa chọn đó là chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc máu màng bụng và ghép thận. Dù là lựa chọn nào thì gánh nặng của bệnh tật cũng sẽ theo người bệnh và gia đình suốt cuộc đời còn lại.
Các chuyên gia khuyến cáo, không chỉ bệnh thận mà nhiều bệnh lý khác, cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh là khám sức khỏe định kỳ. Do đó, người dân cần tuân thủ đi khám sức khỏe thường xuyên, đồng thời, loại bỏ những thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Ca ‘siêu phẫu thuật’ kéo dài 12 tiếng cắt 3m ruột
Y tế - 8 giờ trướcTrong ca “siêu phẫu thuật” dài 12 tiếng, các bác sĩ đã phải cắt 3m ruột để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh rất hiếm.
Tin tối 14/1: Thông tin mới nhất vụ bé 3 tuổi nghi bị bắt cóc tại trường Mầm non ở Hải Phòng; cháy nhà trong đêm, 5 người may mắn thoát nạn
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Theo cơ quan chức năng, người phụ nữ áo đen đưa bé gái đi là đối tượng có biểu hiện không bình thường; vụ cháy nhà vừa xảy ra trong đêm tại Ninh Bình, rất may cả 5 người trong gia đình đã kịp thức giấc, thoát ra ngoài.
Bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng dịp Tết, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà như thế nào?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng tại một số địa phương, bác sĩ đưa ra hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà.
Cứu sống người phụ nữ ngã từ tầng 3 của công trình xây dựng
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện E vừa kịp thời cứu sống một trường hợp người bệnh nữ (63 tuổi, ở Nam Định) trong tình trạng nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng gồm chấn thương ngực kín, tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, suy hô hấp, gãy nhiều xương sườn và đặc biệt chấn thương cột sống gây mất hoàn toàn cảm giác ở hai chân… nguy cơ tử vong cao.
Người đàn ông 45 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện vì một sai lầm khi chơi Pickleball
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Pickleball là môn thể thao khá nhẹ nhàng, nhưng nếu chơi quá sức hoặc không đúng kỹ thuật rất dễ bị bong gân, căng cơ, rách cơ hoặc viêm gân ở chân, cẳng tay, khuỷu tay...
Phép mầu hồi sinh cuộc sống
Y tế - 16 giờ trướcNhóm bác sĩ nhiều đêm không ngủ, hội chẩn nhiều lần trước khi thực hiện thành công các ca ghép tạng, giúp hồi sinh 7 bệnh nhân đang chờ ghép tạng ở 3 miền
Vợ lo lắng phải nhập viện tâm thần vì chồng làm ăn thua lỗ
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcChồng kinh doanh thua lỗ khiến người vợ căng thẳng, luôn suy nghĩ về kinh tế gia đình, phải nhập viện tâm thần điều trị
Giải pháp giảm sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả
Sống khỏe - 20 giờ trướcSổ mũi, nghẹt mũi là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này khiến con khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cũng bởi vậy mà việc làm sao để cải thiện sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.
Liên tiếp 2 bệnh nhân bị đột quỵ khi thức giấc, bác sĩ khuyến cáo thấy dấu hiệu này cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Cả hai bệnh nhân đột quỵ đều hoàn toàn bình thường trước khi đi ngủ và khi thức giấc lúc gần sáng thì phát hiện liệt nửa người, méo miệng, nói khó...
Phòng mổ Bệnh viện Việt Đức liên tục sáng đèn, lập kỷ lục ngay tuần đầu năm
Y tế - 22 giờ trướcChỉ trong 6 ngày, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) thực hiện 21 ca ghép tạng, nguồn hiến từ 4 người chết não và 6 người cho sống. Đặc biệt, trong số này có bệnh nhân ung thư được ghép đồng thời gan - thận.
Liên tiếp 2 bệnh nhân bị đột quỵ khi thức giấc, bác sĩ khuyến cáo thấy dấu hiệu này cần nhập viện ngay
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả hai bệnh nhân đột quỵ đều hoàn toàn bình thường trước khi đi ngủ và khi thức giấc lúc gần sáng thì phát hiện liệt nửa người, méo miệng, nói khó...