Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ thừa nhận có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Thời điểm đột quỵ, người bệnh có uống rượu...
Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, ThS. BS Nguyễn Minh Anh cho biết, trong dịp Tết và những ngày đầu năm, tình hình bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Đột quỵ có chiều hướng gia tăng đột biến với tình trạng lâm sàng nặng và đa dạng các loại rối loạn.
Ghi nhận tại Trung tâm Đột quỵ, bệnh nhân nam 46 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) vào viện 29 Tết (28/1) do liệt nửa người, nói khó. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, điều trị không thường xuyên.
Ngày 29 Tết, sau khi ăn trưa, có uống rượu, bệnh nhân có xuất hiện nói khó, liệt nửa người trái. Kết quả chiếu chụp tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy bệnh nhân bị chảy máu não. Bệnh tình có chiều hướng tiến triển nặng, nguy cơ cao xảy ra các rối loạn khác. Sau 5 - 6 ngày điều trị tích cực, cơ lực đã dần hồi phục.

Nguyên nhân nhiều người trẻ bị đột quỵ gia tăng trong dịp Tết
Lý giải nguyên nhân người bệnh đột quỵ tăng đột biến trong dịp Tết, các bác sĩ Trung tâm cho hay: "Trong dịp Tết, các cơ sở y tế gần như hạn chế hoạt động, số lượng bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên gia tăng. Thêm vào đó, gần Tết, người bệnh ngại đi khám lại, uống đơn cũ hoặc tự ý dừng thuốc đợi ra Tết khám lại, thiếu tuân thủ phác đồ điều trị dẫn đến nguy cơ cao, đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh nền.
Mặt khác, trong Tết ăn uống sinh hoạt thiếu điều độ, thức khuya, ăn đồ chiên rán và rượu bia, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ đột quỵ”, ThS.BS Nguyễn Minh Anh cho biết.
Điều đáng nói, trong số các bệnh nhân nhập viện do đột quỵ dịp này, số lượng người bệnh trẻ tuổi, từ dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 40%. “Nguyên nhân chủ yếu do người trẻ chủ quan, thiếu sự thăm khám sức khoẻ định kỳ và thường không nghĩ mình có thể mắc các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường.
Mặt khác, do thói quen sinh hoạt của người trẻ thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán. Hơn thế, người trẻ hiện nay còn có xu hướng sử dụng nhiều chất kích thích, gây nghiện mới như ma tuý đá, cần sa, thuốc lá điện tử…”, ThS.BS Nguyễn Minh Anh nhấn mạnh.

Ảnh minh họa
Hơn 300 ca cấp cứu đột quỵ dịp Tết Nguyên đán
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu A9, bệnh nhân trong dịp Tết cũng như những ngày đầu xuân tăng cao so với các năm.
Hằng ngày trung tâm tiếp nhận 200 người bệnh/ngày thì trong dịp Tết và sau Tết, con số lên tới hơn 300 bệnh nhân/ngày. Nhiều bệnh nhân do tuyến dưới chuyển lên.
"Đặc biệt năm nay, tỉ lệ bệnh lý do tai nạn giao thông và rượu vào viện giảm, tuy nhiên bệnh lý tim mạch và hô hấp tăng.
Nguyên nhân bệnh lý tim mạch và hô hấp tăng do thời tiết trở lạnh. Bệnh nhân mãn tính Tết về nhà điều trị thiếu tuân thủ phác đồ, ăn uống sinh hoạt không điều độ", ThS Nguyễn Như Bình - Trung tâm Cấp cứu A9 - cho biết.
Theo thống kê, số liệu từ 7h00 ngày 25/1 đến ngày 3/2 tại Bệnh viện Bạch Mai, tổng số khám ngoại trú, cấp cứu là 3.703 ca, trong đó cấp cứu 2.395 ca (chiếm 65%), đột quỵ 566 ca (chiếm 15%), nhi 408 ca (chiếm 11%) và các bệnh khác 334 ca (chiếm 9%). Tổng số vào viện 2.354 người bệnh, ra viện là 1.405 người bệnh.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.