Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trước khi Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 49, nữ diễn viên từng mắc 2 căn bệnh nguy hiểm này!

Thứ hai, 16:04 03/02/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Trước khi qua đời vì cúm, Từ Hy Viên được cho là có nhiều bệnh nền, đặc biệt là 2 vấn đề nghiêm trọng: Động kinh và bệnh tim.

Từ Hy Viên qua đời đột ngột ở tuổi 48 buộc phải hỏa táng ngay vì lý do nàyTừ Hy Viên qua đời đột ngột ở tuổi 48 buộc phải hỏa táng ngay vì lý do này

GĐXH - Từ Hy Viên đã qua đời vì bệnh cúm biến chứng thành viêm phổi trong khi du lịch ở Nhật Bản, hưởng dương 48 tuổi.

Sáng nay (3/2), nhiều tờ báo châu Á đồng loạt đưa tin sốc về nữ diễn viên, ca sĩ Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên đã qua đời do viêm phổi - biến chứng từ bệnh cúm - khi cả gia đình đang đi nghỉ Tết ở Nhật Bản. Em gái cô cũng đã xác nhận thông tin này.

"Cảm ơn mọi người đã quan tâm, trong dịp năm mới, gia đình tôi đã đến Nhật Bản du lịch, thật không may người chị Hy Viên thân yêu và lương thiện của tôi vì căn bệnh cúm và viêm phổi mà rời xa chúng tôi". Em gái Từ Hy Viên chia sẻ.

Trước khi Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 49, nữ diễn viên từng mắc 2 căn bệnh nguy hiểm này!- Ảnh 2.

Nhiều người không thể tin vào sự thật về việc Từ Hy Viên đã qua đời, vì trước đó, vào cuối tháng 1/2025, nữ diễn viên vẫn xuất hiện rạng rỡ tươi cười bên bữa tiệc cuối năm cạnh ông xã và em gái, bạn bè thân thiết. Nhiều người cho rằng họ không thể tin vì một phụ nữ trung niên đang khỏe mạnh, chỉ vì bệnh cúm và viêm phổi mà có thể dẫn đến tử vong nhanh đến vậy.

Tiền sử bệnh nền nghiêm trọng của Từ Hy Viên 

Trước khi qua đời vì cúm, Từ Hy Viên được cho là có nhiều bệnh nền, đặc biệt là 2 vấn đề nghiêm trọng: Động kinh và bệnh tim.

- Năm 2016, khi sinh con trai, cô lên cơn động kinh nghiêm trọng dẫn đến mất nhịp tim, tạm ngừng thở. Cô đã phải cấp cứu khẩn cấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

- Năm 2017, cô bất ngờ ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu vì bệnh tim, đồng thời lên cơn co giật do động kinh.

- Năm 2018, cô nhập viện vì cảm lạnh kéo dài, một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của cô rất yếu và dễ bị tổn thương trước các bệnh truyền nhiễm.

- Cô từng hai lần mất con vào các năm 2011 và 2018. Lần thứ hai, cô mang thai đứa con thứ ba nhưng phát hiện phôi thai đã ngừng phát triển, buộc phải bỏ thai.

Những tiền sử bệnh tật này khiến cơ thể Từ Hy Viên yếu hơn người bình thường, làm giảm khả năng chống chọi với virus cúm.

Vì sao cúm mùa có thể gây tử vong?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Thân Mạnh Hùng - phó trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho hay hằng năm tại Việt Nam vẫn ghi nhận những ca tử vong do cúm mùa.

"Bệnh cúm mùa do chủng cúm A(H1N1), các chủng vi rút cúm chủ yếu khác gây bệnh cúm mùa bao gồm A(H3N2), cúm B và cúm C. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi rút, sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

Bệnh cúm thường có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai; bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong", bác sĩ Hùng cho hay.

Trước khi Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 49, nữ diễn viên từng mắc 2 căn bệnh nguy hiểm này!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Phòng bệnh cúm mùa thế nào để hiệu quả?

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, nhất là bệnh cúm mùa. Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

-  Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh, phòng cúm mùa.

- Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Đừng bỏ qua 5 lời dặn của bác sĩ khi cúm mùa đang trở lạiĐừng bỏ qua 5 lời dặn của bác sĩ khi cúm mùa đang trở lại

Hiện nay là thời điểm giao mùa, thời tiết rất thuận lợi cho nhiều bệnh lý truyền nhiễm phát triển, trong đó bệnh cúm mùa đang được xem là vấn đề sức khỏe đáng chú ý hơn cả.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêmBị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơnBé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Top