Người đàn ông 48 tuổi Hà Nội bất ngờ đột quỵ khi tham gia giao thông thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
GĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.
Ngày 11/11, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cho biết đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông nhưng đến khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên – Khoa Cấp cứu, khi vào viện, người bệnh có xảy ra va chạm giao thông nên các bác sĩ cần tầm soát hết tất cả các chấn thương khác do tai nạn giao thông có thể gây ra. Tuy nhiên, bác sĩ nhận thấy người bệnh rơi vào tình trạng yếu nửa người, đau đầu, lơ mơ, phát âm khó… có những dấu hiệu, triệu chứng của đột quỵ cấp.

Qua khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh sọ não đã xác định người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não trái, nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do tắc một nhánh động mạch mạch máu não trái của hệ tuần hoàn não.
Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá. Tuy nhiên 1 ngày trước, người bệnh xuất hiện các biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như tê yếu một bên tay và chân, đau đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, khó nói… nhưng người bệnh chủ quan nghĩ mình bị say rượu nên chỉ nghỉ ngơi tại nhà. Sau đó, khi đang điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, người bệnh bị đột quỵ đột ngột dẫn đến xảy ra va chạm.
Các bác sĩ cho biết, người bệnh may mắn được đưa đến bệnh viện và can thiệp kịp "giờ vàng", tránh được các biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây ra. Sau khi đã được cấp cứu kịp thời, người bệnh tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực.
Dấu hiệu đột quỵ, người bệnh cần cảnh giác
Đột quỵ xảy ra đột ngột, với những biến chứng nghiêm trọng như nói khó, yếu tay – chân, sa sút trí tuệ, hoặc liệt hoàn toàn nửa người, viêm phổi…. thậm chí, tử vong nếu không được cấp cứu kip thời. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng của đột quỵ như: miệng méo, vận động yếu và khó cử động tay chân, nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ, giao tiếp khó khăn… dù chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn, cũng cảnh báo về mối nguy hiểm của cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn.
"Giờ vàng" trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não được khuyến cáo trong 3 - 4,5 giờ đầu (kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ đầu tiên). Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa các biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh. Thời gian cấp cứu càng lâu, hệ thần kinh càng bị tổn hại càng nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu phục hồi, thậm chí không thể phục hồi, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thói quen gây nguy cơ đột quỵ
ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên cảnh báo, hiện nay, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa và ngày càng gia tăng nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan về sức khỏe của chính bản thân mình, nghĩ rằng còn trẻ thì sức khỏe tốt nên không khám sức khỏe, thường bỏ qua các dấu hiệu nhận biết bệnh dẫn đến việc nhập viện muộn và gây khó khăn trong điều trị. Các nguy cơ gây nên đột quỵ như thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động, thừa cân, béo phì, thức khuya, stress, căng thẳng trong cuộc sống, công việc… đều làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên chủ động phòng tránh ngay cả khi chưa xuất hiện các dấu hiệu trước khi đột quỵ, bằng cách: tự nâng cao nhận thức về phòng tránh đột quỵ, biết cách nhận diện triệu chứng đột quỵ, chịu khó lắng nghe cơ thể và khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín có đủ điều kiện điều trị đột quỵ nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, BS Yên cũng đưa ra lời khuyên đối với người bệnh cần có lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá và rượu bia và đi khám định kỳ để phát hiện sớm nhất các triệu chứng của đột quỵ…

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.