Người đàn ông bại liệt vẽ đẹp như họa sỹ
GiadinhNet - Yêu thích văn thơ, vẽ đẹp và suốt ngày phải ngồi trong nhà nhưng cái gì cũng biết… Phùng Văn Hạnh người con của dân tộc Nùng (ở Đại An, Văn Quan, Lạng Sơn) được mọi người biết đến với niềm khâm phục bởi ông đã chiến thắng căn bệnh quái ác của chính mình.
Tự học chữ khi đã bại liệt
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ông Hạnh đang sống cùng gia đình em trai là ông Phùng Văn Von tại thôn Bình Đãng B. Trên chiếc giường trong căn nhà sàn nhỏ, người đàn ông với dáng người nhỏ bé đang cặm cụi rót trà. Thấy có khách đến thăm, ông gọi mấy đứa cháu nhỏ lấy thêm nước ấm…
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Phùng Văn Hạnh cho biết: “Năm 1960, tôi được sinh ra như bao đứa trẻ bình thường khác. Năm 8 tuổi, tôi mắc chứng bệnh bại liệt co rút tay chân. Do gia đình ít hiểu biết và cũng bởi quá nghèo nên không có tiền chạy chữa nên dần dần, chân tay tôi bị co quắp, không thể đi lại, cầm nắm như người bình thường”.
Những tưởng số phận của cậu bé người Nùng sẽ trở thành một người tàn phế nhưng cho đến nay, đã gần 50 năm sống với bệnh tật, ông lại trở thành một tấm gương với nghị lực phi thường khiến người dân ở đây phải nể phục. Một chiếc tivi, một chiếc hòm tôn đã cũ, vài bộ quần áo và một bộ ấm chén để bên cạnh giường… Chiếc giường nhỏ chính là thế giới cuộc sống của ông Hạnh. Đã lâu rồi, ông không được ra ngoài thăm thú đường làng, ngõ xóm. Đó là sự tù túng, bí bách hơn bao giờ hết!
Trong nhiều năm ông Hạnh không thể vận động, nhưng nhờ kiên trì luyện tập nên đã có thể di chuyển ở trong nhà, xuống sân, ra vườn… Chưa biết chữ thì đã mắc bệnh, không thể đi học như bạn bè cùng lứa, ông buồn cho số phận của mình. Nhưng do ham muốn được học nên ông đã khẩn thiết xin mẹ và anh, chị em giúp đỡ để được làm bạn với sách vở. Thể theo nguyện vọng gia đình, ông cũng đã mượn sách vở bạn bè để nghiền ngẫm. Có gì không hiểu, ông hỏi mọi người,… Người ta học môn gì thì ông cũng học vậy, chỉ là tốc độ và điều kiện hạn chế hơn rất nhiều. Bởi chỉ riêng việc cầm bút viết đối với ông đã là quá khó. Dần dần, điều “không tưởng” đã đến khi từ tiếng Việt, toán, đến lịch sử và mỹ thuật, ông đều thông thạo, thậm chí là giỏi hơn nhiều người.
Không ra khỏi nhà nhưng gì cũng biết
Với tình yêu văn học, lịch sử và hội họa, ông Hạnh cho biết: “Tôi thích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, thích thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và rất thích vẽ. Nhân vật Chí Phèo là người ở tầng lớp dưới đáy của xã hội, không được học hành tử tế. Trong hoàn cảnh khó khăn bị người ta áp bức, đè nén nên mới thành ra đáng thương như vậy. Tôi thích Chí Phèo bởi ở đây, tôi tìm thấy sự đồng cảm về số phận của những con người nghèo khổ, bần cùng. Và rồi, đó cũng là động lực khiến tôi luôn cố gắng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chịu đầu hàng số phận”.
Trong cuốn “Hội họa đời thường” – một tập tranh được hoàn thành bằng tâm huyết qua nhiều năm, ông viết lời đề: “Trên đời này sẽ trở nên vô nghĩa nếu như ta chỉ biết có đồng tiền”. Cuốn sổ từ hai chục năm trước, rất dày và dù đã cũ nhưng từng trang giấy vẫn rất phẳng phiu, không hề bị nhăn hay có nếp gấp. Ở trong đó, một phần nhỏ ông dành để ghi nhật ký – lưu giữ lại những khoảng khắc vui, buồn, hoặc đơn giản là những cơn đau của bệnh tật. Phần thứ hai, ông để dành ghi chép các thông tin chính trị, xã hội, khoa học và âm nhạc. Thứ ba, phần dày nhất, ông lưu giữ những bản vẽ của mình lên đó…
Từ khoản tiền chính sách hỗ trợ hàng tháng 360.000 đồng/tháng, ông tích cóp lại và mua cho mình một chiếc ti vi để tiện theo dõi thông tin hàng ngày. Ví dụ như: “Ngày 23/9/2006, báo Pháp đưa tin: Trùm khủng bố Binladen đã chết vì căn bệnh hiểm nghèo mà ông ta mắc phải. Nhưng sau đó, Tổng thống Mỹ, Pháp và một số nước khác bác bỏ thông tin này vì tính xác thực không bằng chứng. Ngày 25/9, quân đảo chính Thái Lan bắt đầu rút xe tăng ra khỏi thủ đô Bangkok, tình hình nước này vẫn ổn định, chưa có biến đổi gì về chính trị…”; đến một vài bộ phim ông yêu thích, thông tin về một dòng điện thoại mới ra đời… Hay một số trang khác là các ca khúc cách mạng về Bác Hồ, đất nước, rồi đến những làn điệu hát “Sli”, hát “lượn” của địa phương… Tất cả đã được người đàn ông tật nguyền ghi chép lại cẩn thận và không hề sai sót chính tả… Những điều này đã giúp ông thoát khỏi sự lạc lõng với cộng đồng và vơi bớt phần nào nỗi cô đơn của một số phận chưa bao giờ được biết đến “một nửa kia của đời mình”.
Tuy số phận đã không cho ông Hạnh được đôi tay lành lặn, nhưng ông lại có năng khiếu vẽ với những tác phẩm: “Em gái”, “Bình minh trên vịnh Hạ Long”, “Hẹn hò trên những dòng kênh”… Từ chân dung người thân đến đời sống tại quê hương, rồi phong cảnh nổi tiếng của đất nước… đã được khắc họa sinh động trong những vẽ của người đàn ông khuyết tật. Ông Hạnh nói: “Tôi vẽ để cho cuộc sống đỡ tẻ nhạt, nhưng cũng cần phải có cảm hứng thì mới vẽ được”.
Ông Hạnh cho biết mình đã âm thầm ghi lại câu nói nổi tiếng của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình...”. Câu nói này đã giúp ông kiên trì và giải thoát cho chính mình.
Mong ước giản đơn
Ở nơi núi rừng hẻo lánh, sự cô đơn dai dẳng khiến ông mệt mỏi… Chia sẻ với PV, ông Hạnh nói: “Thi thoảng có người đến chơi như thế này là tôi vui lắm! Lúc nào buồn chán thì tôi lại gọi điện hỏi thăm mọi người…”.
Ông vẫn luôn cảm thấy có lỗi khi trở thành gánh nặng cho gia đình. Niềm khao khát được tự lập, được hòa nhập với cuộc sống giữa cộng đồng. Trước đây, ông từng được tặng một chiếc xe lăn, nhưng việc sử dụng nó còn…“khó hơn lên trời” vì điều kiện đường sá trong thôn không cho phép. Thiết nghĩ, các cơ quan, những người làm chính sách đối với người tàn tật cũng cần phải quan tâm sát sao thực sự đến thực tế đời sống của họ để đưa ra hỗ trợ phù hợp.
Về ước muốn của mình, ông cho biết: “Tôi chỉ ao ước được gặp gỡ, sẻ chia với những người có chung hoàn cảnh. Đường sá nơi đây sẽ được cải tạo để ít nhất là ông có thể ngồi xe lăn và ra ngoài giao lưu với mọi người. Chỉ một mong ước giản đơn nhưng đối với người đàn ông dân tộc Nùng này, chưa từng có được…
Nói chuyện với chúng tôi, những người hàng xóm cho biết: “Ông Hạnh tuy chỉ ở trong nhà nhưng cái gì cũng biết, nhắc đến nơi nào, nước nào là ông ấy biết ngay, cờ vua, cờ tướng ông ấy đều “chơi” hết. Thì ra, ông biết nhiều vì ông đã tự tạo cho mình thói quen theo dõi tin tức thời sự, xã hội. Trước đây, khi nhà chưa có tivi, ông luôn duy trì thói quen nghe đài và ghi chép lại, mặc dù việc cầm bút đối với ông chẳng khác nào là một “cực hình”.
Nông Thuyết/Báo Gia đình & Xã hội

Truy tìm 5 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Quảng Ninh trong đêm khuya
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang truy tìm 5 người (gồm 1 người Việt Nam và 4 người chưa rõ quốc tịch) đã bỏ trốn sau khi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong đêm khuya.

Tài xế container kể lại toàn bộ quá trình 80km ngồi cùng Bùi Đình Khánh, hé lộ lý do khi tên tội phạm xin đi nhờ về Hà Nội
Pháp luật - 8 giờ trướcVừa mở cửa xe gặp tài xế container, Bùi Đình Khánh thản nhiên, bình tĩnh nói lý do vừa uống rượu và xin đi nhờ về Hà Nội.

4 cung hoàng đạo rất nóng tính, đừng dại mà trêu chọc họ
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Nếu bạn chẳng may thân tình hay có mối quan hệ với 1 trong 4 cung hoàng đạo sau thì phải biết cách ứng biến cho phù hợp cảm xúc của họ nhé.

Hiện trạng cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau nhiều năm thi công
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối huyện Ý Yên (Nam Định) và TP Hoa Lư (Ninh Bình), sau thời gian dài thi công đã hoàn thiện, thế nhưng đến nay đường lên cầu vẫn bị chắn ngang bằng ống cống, nhiều phương tiện bất chấp nguy hiểm để đi qua.

Không dạy Lịch sử, thầy giáo Mỹ thuật đã 'đánh thức' tinh thần dân tộc bằng điều này
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Không phải phòng tranh, cũng không phải bảo tàng, nơi khơi dậy niềm tự hào dân tộc lại chính là hình ảnh bảng - phấn quen thuộc. Bằng bàn tay nghệ thuật, lòng yêu nước và mong muốn truyền tải những nét đẹp vẻ vang của dân tộc qua nhiều năm hun đúc, thầy Nguyễn Trí Hạnh đã tái hiện lại khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất khiến học trò lặng người.

Từ giờ đến hết tháng 4, con giáp này có lộc lớn về tay, dễ nhân đôi tài sản
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Giai đoạn này, vận may của các con giáp rất mạnh, dễ gặp được quý nhân, mang đến tương lai tươi sáng.

Nhiều người dính 'bẫy' vì fanpage giả mạo cơ sở du lịch ở Nghệ An
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Nhiều khách sạn, cơ sở du lịch tại Nghệ An bị kẻ xấu lập fanpage mạo danh. Trang giả mạo này đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khiến du khách tưởng thật, chuyển tiền cọc rồi không liên lạc được.

Mâu thuẫn, 18 đối tượng dùng súng cồn tự chế đuổi nhau trên đường
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Mâu thuẫn, 18 đối tượng của ba nhóm dùng súng cồn tự chế, súng ná, kiếm… rượt đuổi nhau trên đường gây hoang mang cho người dân.

Nữ phóng viên bật khóc giữa hiện trường Thiếu tá Công an hy sinh: "Vết máu vẫn còn đây nhưng đồng đội tôi đã nằm xuống..."
Thời sự - 11 giờ trướcNữ phóng viên bật khóc trên sóng truyền hình khi đưa tin về sự hy sinh của Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khiến hàng triệu trái tim thắt lại, tiễn biệt người chiến sĩ đã ngã xuống giữa thời bình.

Hà Nội dự kiến sắp xếp lại 12 quận, chỉ còn 47 phường
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - TP Hà Nội đang triển khai phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó 12 quận nội thành dự kiến chỉ còn 47 phường sau sáp nhập, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.

Tin sáng 19/4: Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, miền Bắc có mưa rét? Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Theo cơ quan khí tượng, trong 10 ngày tới, thời tiết miền Bắc có nhiều biến động, từ nắng nóng chuyển sang mưa lớn sau khi đón không khí lạnh yếu; dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.