5 cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam tại nhà
Chảy máu cam ở trẻ hay chảy máu mũi là tình trạng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ em ở độ tuổi từ 2-10 tuổi. Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ nên làm gì?
Vì sao trẻ bị chảy máu cam?
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, bệnh viện Nhi Trung ương, chảy máu cam là tình trạng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Hầu hết ai cũng bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, nhất là ở độ tuổi từ 2-10 tuổi. Tùy từng trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hoặc không. Tuy nhiên, phần lớn chảy máu cam thường không nghiêm trọng, chỉ kéo dài vài phút và có thể xử trí tại nhà.

Hầu hết ai cũng bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, nhất là ở độ tuổi từ 2-10 tuổi. Ảnh minh họa
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ gồm:
- Khí hậu khô, nóng khiến mũi trẻ bị khô khiến cho mạch máu của trẻ trở nên nhạy cảm và có thể bị vỡ.
- Trẻ có thói quen ngoáy mũi, day mũi, xì mũi hoặc chà xát quá mạnh
- Dị ứng , nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang
- Do trẻ bị chấn thương ở mũi do bị ngã, do va chạm mạnh
- Do trẻ bị vẹo vách ngăn ở mũi
- Trẻ có sử dụng mộ số loại thuốc chống viêm, thuốc xịt…
Một số vấn đề khác ít gặp hơn của chảy máu cam là: bệnh bạch cầu, khối u mũi, giảm tiểu cầu miễn dịch…Ngoài ra, trẻ bị chảy máu cam có thể do bị thiếu hụt vitamin C, vitamin K hoặc các khoáng chất tham gia tổng hợp như: sắt, kali…
Các bước xử trí trẻ bị chảy máu cam tại nhà
Cũng theo TS.BS Lê Ngọc Duy, khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ cần làm 5 bước sau:
1. Trấn an, động viên, an ủi để trẻ không hoảng sợ
2. Giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước
3. Bóp mũi: Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt hai bên cánh mũi trẻ khoảng 10 phút. Lưu ý không bóp phần xương sống mũi hay ấn một bên cánh mũi, kể cả khi trẻ chỉ chảy máu ở một bên mũi.
4. Thả tay ra sau 10 phút và chờ đợi, giữ im lặng. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại bước này. Cha mẹ lưu ý, nếu sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn chảy thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
5. Sau bước sơ cứu, để trẻ nằm nghỉ một lúc. Nếu thấy máu vẫn chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng. Tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây nôn mửa, khó chịu.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu không cầm được máu sau khi sơ cứu trong vòng 20 phút. Ảnh minh họa
Trẻ chảy máu cam khi nào cần đưa đến bệnh viện?
TS.BS Lê Ngọc Duy khuyến cáo, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có một trong các biểu hiện sau:
- Không cầm máu sau khi sơ cứu trong vòng 20 phút
- Chảy máu tái đi tái lại nhiều lần
- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu
- Chảy máu do chấn thương
- Trẻ cảm thấy người yếu, chóng mặt
- máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi, kể cả sau khi đã ngồi ngả đầu về phía trước
- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới
- Chảy máu mũi đi kèm với các vết tím khắp cơ thể hoặc kèm chảy máu ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu
- Đang dùng các thuốc chống đông máu
- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như: bệnh gan, thận hemophilia hoặc mới trải qua hóa trị liệu.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 1 ngày trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 1 ngày trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 3 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 3 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 1 tuần trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.