Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông ở Thanh Hóa co giật, nhiễm trùng huyết nặng từ vết thương nhỏ ở cẳng chân

Thứ sáu, 13:27 06/12/2024 | Y tế

GĐXH – Do chủ quan không điều trị vết thương ở chân, ông T phải đi cấp cứu trong tình trạng khó há miệng, khó ăn, khó nuốt, sùi bọt mép và lên cơn co giật.

Ngày 6/12, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ đơn vị này đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc uốn ván nặng.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân P.K.T (62 tuổi, ở Thanh Hóa). Khai thác bệnh sử được biết, trong lúc đi làm ruộng, ông T bị trượt chân ngã vào gốc cây mục làm rách một vết ở cẳng chân phải. Bệnh nhân tự xử lý vết thương qua loa và về nhà đắp lá cầm máu.

Người đàn ông ở Thanh Hóa co giật, nhiễm trùng huyết nặng từ vết thương nhỏ ở cẳng chân - Ảnh 1.

Bệnh nhân nguy kịch do mắc uốn ván. Ảnh: BVCC.

Sau 2 ngày, vết thương bắt đầu nhiễm trùng, người nhà đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhà và được chẩn đoán: nhiễm trùng huyết phải nhập viện điều trị.

Do không có bảo hiểm y tế nên ông T về nhà tự chữa trị. Ngày hôm sau, ông T cảm thấy người khó chịu, không thở được nên gia đình đưa ông T đi cấp cứu. Khi nhập viện tại cơ sở y tế tuyến dưới, bệnh nhân có biểu hiện khó há miệng, khó ăn, khó nuốt, miệng bắt đầu sùi bọt mép và lên cơn co giật. Ông được chẩn đoán mắc uốn ván, nhiễm trùng huyết nặng.

Bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng nên được chuyển tuyến vào khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng an thần, thở máy, co cứng cơ toàn thân, co giật trên nền co cứng, vết thương cẳng chân phải chảy mủ, chảy dịch, chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể, nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp, tiên lượng bệnh nặng.

Ngoài bệnh nhân T, một trường hợp khác cũng mắc uốn ván trong tình trạng nặng là bệnh nhân N.D.B (66 tuổi, ở Sơn La).

Trước khi vào viện, bệnh nhân bị dao đâm vào mu bàn chân phải. Sau 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện cứng hàm, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị.

Do bệnh ngày càng nặng, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiêt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Uốn ván đường vào vết thương bàn chân phải; tăng huyết áp, suy tim. Hiện tại bệnh nhân vẫn an thần thở máy qua nội khí quản.

Thận trọng nguy cơ mắc uốn ván từ những vết thương nhỏ

Theo BS Trịnh Thị Lan Hương, nha bào uốn ván xâm nhập qua các vết thương ở da và niêm mạc. Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gẫy xương hở, bỏng sâu…

Người đàn ông ở Thanh Hóa co giật, nhiễm trùng huyết nặng từ vết thương nhỏ ở cẳng chân - Ảnh 2.

Vết thương nhỏ ở chân nhưng khiến bệnh nhân mắc uốn ván nặng. Ảnh: BVCC.

Nhiều trường hợp không thấy đường vào do vết thương miệng bịt kín, khâu kín mặc dù còn tổ chức hoại tử, dập nát, còn dị vật, tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn uốn ván phát triển và gây bệnh.

Để phòng ngừa bệnh uốn ván, các chuyên gia khuyến cáo, ngay sau khi bị thương, người dân cần đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương đúng cách. Trường hợp cần thiết sẽ được tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

Nếu người bệnh đã tiêm vaccine trong vòng 3 năm nên tiêm vaccine nhắc lại. Nếu người bệnh chưa từng tiêm vaccine, hoặc tiêm đã trên 3 năm cần tiêm đủ 3 mũi để có miễn dịch cơ bản, miễn dịch sẽ tồn tại khoảng 3 – 5 năm. Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 5 năm. Tiêm 4 mũi có giá trị bảo vệ trên 10 năm và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.

Người phụ nữ 38 tuổi sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng vì chủ quan khi sốt virusNgười phụ nữ 38 tuổi sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng vì chủ quan khi sốt virus

GĐXH – Theo các bác sĩ, ban đầu người bệnh bị sốt virus nhưng không được điều trị kịp thời nên đã gây ra tình trạng bội nhiễm và ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể.

Người đàn ông 32 tuổi ở Hà Nội suy đa phủ tạng nguy kịch sau khi mổ lợn tại nhàNgười đàn ông 32 tuổi ở Hà Nội suy đa phủ tạng nguy kịch sau khi mổ lợn tại nhà

GĐXH - Sau 5 giờ mổ lợn chết, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo đau bụng, nôn nhiều nên được đưa đi cấp cứu.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Em bé phồng rộp mặt, da chảy dịch vì tắm lá chữa viêm da cơ địa

Em bé phồng rộp mặt, da chảy dịch vì tắm lá chữa viêm da cơ địa

Y tế - 16 giờ trước

Bé N. (sinh năm 2023) bị viêm da cơ địa nhưng gia đình lại chữa bằng cách tắm lá khiến mặt phồng rộp, tình trạng viêm ngứa lan rộng, da chảy dịch.

Sưởi ấm bằng than trong phòng ngủ, 2 người ở Phú Thọ thương vong

Sưởi ấm bằng than trong phòng ngủ, 2 người ở Phú Thọ thương vong

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Người dân phát hiện một lò than sưởi trong phòng ngủ. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên có thể do ngạt khí lò sưởi.

Tri ân chàng trai 18 tuổi ở Phú Thọ chết não hiến tạng, 6 cuộc đời hồi sinh

Tri ân chàng trai 18 tuổi ở Phú Thọ chết não hiến tạng, 6 cuộc đời hồi sinh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hơn 60 cán bộ y tế đã lặng lẽ cúi đầu tri ân trước chàng trai 18 tuổi trước khi tiến hành phẫu thuật lấy mô, tạng, tiếp tục hành trình “hồi sinh” thêm 6 cuộc đời mới.

Tự điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm, lời cảnh báo của bác sĩ cho người mắc bệnh Zona thần kinh

Tự điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm, lời cảnh báo của bác sĩ cho người mắc bệnh Zona thần kinh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Nội thần kinh, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và điều trị cho người bệnh (nữ, 72 tuổi, ở Hà Nội) bị bệnh Zona thần kinh gây nên biến chứng nguy hiểm. Điều đáng nói, người bệnh tự điều trị dẫn đến tình trạng biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân 'đặc biệt' 80 tuổi của khoa Nội Gan mật: Tôi cảm động trước sự tận tình của người thầy thuốc

Bệnh nhân 'đặc biệt' 80 tuổi của khoa Nội Gan mật: Tôi cảm động trước sự tận tình của người thầy thuốc

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Có không ít bệnh nhân chẳng may bị mắc bệnh ung thư buộc phải gắn quãng thời gian cuối đời của mình ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Điều này cũng có nghĩa, họ và gia đình thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của các y bác sĩ đêm ngày bận rộn với công việc chữa trị, thăm nom, chăm sóc bệnh nhân.

Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ dịch bệnh 'bí ẩn' khiến nhiều người mắc, tử vong tại Congo

Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ dịch bệnh 'bí ẩn' khiến nhiều người mắc, tử vong tại Congo

Y tế - 2 ngày trước

Liên quan đến dịch bệnh 'bí ẩn' tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...

Người phụ nữ 37 tuổi ở Nam Định men gan tăng, viêm phổi do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Người phụ nữ 37 tuổi ở Nam Định men gan tăng, viêm phổi do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sởi có biến chứng viêm phổi, được điều trị tích cực để thoát cơn nguy kịch.

Vụ nữ ca sĩ tử vong sau khi massage cổ vai gáy: Bác sĩ nói gì?

Vụ nữ ca sĩ tử vong sau khi massage cổ vai gáy: Bác sĩ nói gì?

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong

Giành giật sự sống cho nam thanh niên 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm thấu tim

Giành giật sự sống cho nam thanh niên 16 tuổi ở Hà Nội bị đâm thấu tim

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khoa Cấp cứu Bệnh viện E tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở vị trí cạnh núm vú trái. Vết thương đã đâm thấu tim nạn nhân.

Người phụ nữ 44 tuổi ở Hà Nội nguy cơ mất bàn tay từ vết ngứa nhỏ

Người phụ nữ 44 tuổi ở Hà Nội nguy cơ mất bàn tay từ vết ngứa nhỏ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng tổn thương đã lan khắp bàn tay, hoại tử một phần da và ngón V (ngón út) bị hoại tử đen, buộc phải tháo bỏ.

Top