Người đàn ông 54 tuổi phải cắt cụt chân do sai lầm sau khi trật khớp gối
GĐXH - Vì đến viện quá muộn, cơ cẳng bàn chân của bệnh nhân đã bị hoại tử, giải phóng chất độc vào máu nên các bác sĩ phải cắt cụt 1/3 dưới đùi để cứu người bệnh.
Thông tin từ Bệnh viện Việt Đức cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân gặp họa do tự đắp lá chữa trật khớp gối.
Theo đó, bệnh nhân là nam (54 tuổi ở Điện Biên). Khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhân bị tai nạn giao thông dẫn đến trật khớp gối. Thấy vậy, bệnh nhân tự đắp lá theo kinh nghiệm dân gian.
2 ngày sau, cẳng chân bệnh nhân bị sưng nề, tê bì tăng dần, mất vận động. Lúc này, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tỉnh nhưng do hoại tử nhiễm trùng nặng, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
BS Nguyễn Tiến Ngọc – Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Vì đến viện quá muộn (trật gối tổn thương mạch giờ thứ 72), cơ cẳng bàn chân đã bị hoại tử, giải phóng chất độc vào máu, ảnh hưởng chức năng gan, thận.

Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ hội chẩn không còn khả năng bảo tồn chi và quyết định cắt cụt 1/3 dưới đùi cho bệnh nhân. Ngày thứ 3 sau mổ, tình trạng bệnh nhân ổn định, không có dầu hiệu nhiễm trùng tại chỗ hay toàn thân, xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan thận về bình thường.
Hiện bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, tập phục hồi chức năng khớp háng và phần mỏm cụt đùi còn lại.
Theo các bác sĩ, trật khớp gối là hiện tượng diện khớp mâm chày và lồi cầu xương đùi bị lệch khỏi vị trí ban đầu và không còn tiếp xúc nhau. Trật gối có thể được gây ra bởi các chấn thương tiếp xúc mạnh vào vùng đầu gối như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao.
Khi có chấn thương gãy xương, trật khớp ở vùng khớp gối khả năng tổn thương mạch máu lên tới 50%. Nếu tổn thương mạch máu không được xử lý trước thời gian 6 giờ thì nhiều khả năng dẫn đến cắt cụt chi do thiếu máu không hồi phục. Vì vậy, người bệnh cần được xử lý và điều trị càng sớm càng tốt.
Không tự ý đắp lá vào vết thương
Thời gian qua, dù đã có nhiều khuyến cáo về hệ lụy của việc đắp các loại lá cây, lá thuốc vào vị trí vết thương, tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp gặp họa do thói quen chữa bệnh này.
Ngay tháng 8/2024, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An cho biết, thời gian gần đây, số ca nhập viện do bệnh nhân tự ý dùng các loại thuốc lá dân gian chữa bệnh tăng lên đáng kể.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tự ý đắp lá vào vết thương. Ảnh minh họa.
Điển hình như trường hợp của bệnh nhân V.V.H (15 tuổi, huyện Quỳ Châu) được đưa đến viện trong tình trạng gãy di lệch 1/3 trên hai xương cẳng tay phải ngày thứ 15 trong tình trạng nhiễm trùng, do trước đó tự điều trị bằng cách đắp thuốc lá không rõ nguồn gốc. Sau khi tự đắp lá thuốc lên vết thương chỗ gãy xương, tay của bệnh nhân sưng đỏ, đau nhiều, mưng mủ đục... lúc đó, bệnh nhân mới đến viện để kiểm tra.
Trước đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cũng tiếp nhận và điều trị cho một người bệnh (nam, 17 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng trên cánh tay và bàn tay xuất hiện nhiều vết thương do tai nạn sinh hoạt. Đặc biệt, sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian.
Tuy nhiên sau khi đắp lá, vết thương không những không thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn. Vết thương chảy mủ, sưng nề, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, cơ co cứng, khó vận động…
Theo ThS.BS Nguyễn Phú Tiến, Khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E, chỉ vì sai lầm và thiếu hiểu biết trong việc xử lý các vết thương tại nhà bằng phương pháp dân gian, không kiểm chứng khoa học như đắp các loại thuốc lá vào vị trí vết thương, có thể làm các tổn thương diễn biến nặng và trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Đáng chú ý đã có trường hợp tổn thương gân, mạch máu, thần kinh bị bỏ sót gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh khi gặp những tai nạn gây vết thương chảy máu nên tìm khăn, vải hoặc quần áo sạch băng bó vết thương và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Tránh dùng những vật liệu bẩn (lá cây, thuốc lào, cát…) đắp vào vết thương dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do có dị vật bẩn trong vết thương, thậm chí dẫn đến việc phải cắt cụt chi và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 14 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 15 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.