Người đàn ông phát hiện bị ung thư giai đoạn 4 từ bất thường khi bơi
Thường xuyên vận động nên ông Bruce chỉ nghĩ mình bơi chậm do tuổi cao, tăng cân, hen suyễn hoặc dị ứng.
Khi Bruce Dunbar nhận thấy mình chậm chạp khi tập luyện bơi lội, ông nghĩ đây là một trong những dấu hiệu khi bước sang tuổi 50. Sau đó, ông tự hỏi liệu mình có bị dị ứng hay hen suyễn hay không.
Tuy nhiên, nhiều xét nghiệm kết luận, bệnh nhân người Mỹ bị ung thư phổi giai đoạn 4 - đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Ảnh minh họa: Poolsbyextreme
Người cha có ba con biết ung thư có thể tàn phá như thế nào khi chứng kiến cha mình, cũng như bạn bè và hàng xóm, chết vì ung thư.
Sau cái chết của cha, ông Bruce tham gia vào nghiên cứu về bệnh ung thư, đăng ký thi bơi để quyên góp tiền.
Ông Bruce kể: “Sự ra đi của cha tôi đã thôi thúc tôi tìm hiểu về ung thư. Tôi thi đấu bơi lội trong các sự kiện để quyên góp hàng triệu USD cho các chương trình nghiên cứu trên khắp đất nước”.
“Cuộc chiến đấu với bệnh bạch cầu của một người hàng xóm đã khiến tôi đăng ký làm người hiến tặng tủy xương vào năm 2014 cho một cậu bé 12 tuổi bị bệnh nan y, giờ đã khỏe mạnh”.
Vào năm 2017, lần đầu tiên ông Bruce nhận thấy có điều gì đó không ổn.
“Khi ấy, tôi ở giai đoạn hạnh phúc của cuộc đời, thành công trong sự nghiệp, yêu thích từng phút được nuôi dạy ba cô con gái ở tuổi thiếu niên. Tôi còn đang luyện tập cho cuộc thi bơi dài nhất trong đời mình, 11 km ngay bên ngoài thành phố New York”, ông Bruce nhớ lại.
“Đầu tiên, tôi nghĩ mới bước sang tuổi 50 và tăng thêm vài cân khiến tôi chậm lại - sau đó có thể là bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Nhưng việc điều trị không hiệu quả”.
Theo Express, sau một số xét nghiệm, ông phát hiện mình bị ung thư phổi không tế bào nhỏ - loại chiếm khoảng 80% tổng số ca ung thư phổi. Ông cũng có dạng đột biến gen có nguy cơ làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư.
“Cuộc sống của tôi, giống như rất nhiều người khác, đã bị gián đoạn bởi căn bệnh ung thư. Mọi chuyện sẽ không thể như cũ”, ông Bruce nói. Tuy nhiên, sự hợp tác với các chuyên gia hàng đầu và sự hỗ trợ của các bệnh nhân, nhân viên y tế mang lại cho ông Bruce hy vọng và tự tin.
Một số triệu chứng phổ biến của ung thư phổi:
- Ho không khỏi sau 3 tuần, ngày càng nặng hơn, ho ra máu
- Nhiễm trùng ngực liên tục tái phát
- Đau nhức khi thở hoặc ho
- Khó thở dai dẳng
- Mệt mỏi dai dẳng hoặc thiếu năng lượng
- Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Các dấu hiệu ít phổ biến hơn:
- Ngón tay dùi trống (ngón tay cong hơn hoặc đầu ngón tay to hơn)
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt
- Khò khè
- Khàn giọng
- Sưng mặt hoặc cổ
- Đau ngực hoặc vai dai dẳng.
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư phổi. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm tiếp xúc với một số hóa chất như amiăng và khói than, ô nhiễm không khí.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 12 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 18 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.