Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người khách Philippines nhiễm độc cường giáp lúc quá cảnh Tân Sơn Nhất

Chủ nhật, 08:03 11/08/2019 | Y tế

Bác sĩ Phạm Toàn Trung, Khoa Nội Tim mạch - Khớp - Nội tiết, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết bệnh nhân được hải quan sân bay đưa vào cấp cứu ngày 5/8. Kết quả điện tâm đồ cho thấy bà bị thiếu máu cơ tim diện rộng, nhịp tim nhanh, các bác sĩ nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp.

Theo bác sĩ Trung, bệnh nhân không có nhiều đặc điểm bệnh lý phù hợp với diễn biến mạch vành cấp, không có yếu tố nguy cơ như tiểu đường, cao huyết áp, chỉ có nhịp tim nhanh bất thường. Bác sĩ quyết định xét nghiệm định lượng hormone tuyến giáp, phát hiện bệnh nhân bị cường giáp, nhiễm độc hormone giáp mức độ nặng.

Chính tình trạng nhiễm độc hormone giáp nặng làm rối loạn ý thức, tăng nhịp tim, suy tim, nôn ói. Bệnh nhân được điều trị thuốc làm giảm hormone giáp, giảm đau ngực, giảm nhịp tim, chống kết tập tiểu cầu, chống suy tim, chống nôn.

Người khách Philippines nhiễm độc cường giáp lúc quá cảnh Tân Sơn Nhất  - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện. Ảnh: Trần Dương.


Nhiễm độc hormone giáp có nhiều nguyên nhân, thường gặp ở nữ mắc bệnh basedow, cường giáp, dẫn đến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Khi nồng độ hormone giáp tăng quá cao sẽ gây nhiều tác động bất lợi trên tim mạch (đau ngực, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, suy tim...), chuyển hóa (ra mồ hôi tay chân, tăng đường huyết, sụt cân...), thần kinh - cơ (run tay, yếu chi, rối loạn ý thức, lú lẫn...)."Lúc vào viện bệnh nhân lơ mơ không thể nói chuyện, không khai thác bệnh sử nên việc chẩn đoán ban đầu của bác sĩ gặp khó khăn", bác sĩ Trung phân tích. Nhờ phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng hướng, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, ý thức tỉnh táo hoàn toàn, nhịp tim trở lại bình thường, hết đau ngực, nôn ói và xuất viện tối 9/8 để tiếp tục hành trình về nước.

Người khách Philippines nhiễm độc cường giáp lúc quá cảnh Tân Sơn Nhất  - Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân Philippines (thứ hai từ phải sang) hồi phục khỏe mạnh rời viện tối 9/8. Ảnh: Trần Dương.


Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể diễn tiến suy tim nặng do cường giáp, có trường hợp hôn mê, nhồi máu cơ tim, tử vong. Bác sĩ Trung khuyến cáo, khi có triệu chứng gợi ý như hồi hộp trống ngực, ra mồ hôi tay chân, sụt cân, run tay... nên đi kiểm tra tuyến giáp, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh nhân đang điều trị cường giáp cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc giữa chừng.

Theo Vnexpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 3 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt

Y tế - 3 ngày trước

12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Top