Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người lớn cũng bị tăng động giảm chú ý: Thanh niên 35 tuổi vẫn bị chứng tưởng chỉ có ở trẻ con

Thứ năm, 15:00 18/07/2019 | Y tế

GiadinhNet - Gần đây thấy anh Quang dễ cáu giận, bực bội, lái xe mạo hiểm, tốc độ cao, gia đình lo lắng nên đưa anh đi khám. Bác sĩ nói anh bị chứng giảm chú ý người lớn. Ai cũng ngạc nhiên.


Một buổi tư vấn, test sàng lọc trẻ tăng động giảm chú ý ở Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Võ Thu

Một buổi tư vấn, test sàng lọc trẻ tăng động giảm chú ý ở Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Võ Thu

Hơn một nửa số trẻ còn triệu chứng đến tuổi trưởng thành

Nam bệnh nhân 35 tuổi, làm nghề lao động tự do. Anh được gia đình đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) để truy căn nguyên việc anh hay cáu giận, bực bội, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, người đàn ông này còn lạm dụng chất kích thích, đột phát lái xe mạo hiểm, lao đi với tốc độ cao.

“Đến khám, chúng tôi làm các bài kiểm tra loại trừ, truy ngược tiền sử thì được biết bệnh nhân vốn là người có chứng tăng động từ bé. Anh này nghịch ngợm kinh hoàng, người lúc nào cũng như “gắn mô tơ”. Bệnh nhân luôn tay chân hoạt động. Ở quê, anh này có “tiếng đầu gấu” vì thường thô bạo khi chơi với người khác”, BS Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe tâm thần, người trực tiếp khám cho bệnh nhân cho hay.

“Chăm hoạt động” nhưng càng lớn khả năng tập trung của người đàn ông này lại rất kém nên việc học tập cũng ở mức chừng mực. Do làm công việc tay chân ở vùng nông thôn, gia đình, người thân vẫn nghĩ việc thiếu tập trung, học tập kém của anh không thành vấn đề.

Tuy nhiên, sự lo lắng của gia đình nhiều hơn khi gần đây anh Quang có nhiều biểu hiện nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng. Anh dễ liều lĩnh bột phát, khó kiềm chế. Vì thế, đầu tháng 7, gia đình đưa anh đi khám. Bác sĩ chẩn đoán chứng giảm chú ý của bệnh nhân này là những gì còn sót lại của chứng tăng động giảm chú ý từ khi còn bé. “Càng lớn, tính tăng động giảm nhiều nhưng tính xung động vẫn còn, độ giảm chú ý của bệnh nhân tăng lên”, BS Thiện cho hay.

Theo BS Thiện, tăng động giảm chú ý không phải là chứng bệnh dành riêng cho trẻ con. Vẫn còn tới 5% người trưởng thành mắc chứng này, tỷ lệ nam mắc gấp 1,5 lần nữ. Đặc biệt, 50-60% số trẻ còn triệu chứng tăng động giảm chú ý đến tuổi trưởng thành.

Vào viện cùng thời điểm với anh Quang còn một nam bệnh nhân khác 28 tuổi, người nước ngoài. Anh này có đầy đủ triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn kèm theo biểu hiện trầm cảm. Trao đổi với bác sĩ, từ nhỏ, anh luôn nghịch ngợm, hoạt động liên tục khó kiểm soát, gần đây còn có cảm giác bi quan, buồn chán, hay nghĩ ngợi, tự đánh giá thấp bản thân…

Chứng giảm chú ý ở người lớn dai dẳng, là thách thức trong điều trị

Theo BS Lê Công Thiện, diễn biến chứng tăng động giảm chú ý có sự thay đổi theo độ tuổi. Nếu từ 3-5 tuổi, biểu hiện chứng tăng động, xung động là chủ yếu thì khi đi học (6-12 tuổi), trẻ vừa có triệu chứng giảm chú ý, tăng động, xung động. Đến tuổi vị thành niên (13-18 tuổi), bệnh nhân chủ yếu bị giảm chú ý, giảm dần biểu hiện tăng động. Còn khi ở tuổi trưởng thành, triệu chứng giảm chú ý là biểu hiện chủ yếu. Tuy nhiên, triệu chứng này có xu hướng dai dẳng hơn, là thách thức trong điều trị.

Vì sao khi bệnh nhân đi học, làm việc, chứng giảm chú ý lại tăng lên? Các bác sĩ lý giải, khi đang học mẫu giáo, trẻ chủ yếu chỉ chơi nên chứng tăng động là chủ yếu. Khoảng 5-8% trẻ bị chứng này, tỷ lệ nam gấp 4 lần nữ. Nhưng khi đi học, với những quy tắc, kỷ luật phải tuân thủ, các cháu sẽ giảm dần biểu hiện tăng động. Đồng thời, với lượng kiến thức học tập tăng lên, buộc trí não trẻ phải hoạt động nhiều hơn, tập trung nhiều hơn để tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, trẻ sẽ bộc lộ nhiều triệu chứng giảm chú ý.

Thực tế cho thấy, tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành khiến họ thất bại trong học tập, khó khăn trong công việc, gặp vấn đề về lòng tự trọng, lạm dụng chất, đua xe, tai nạn… Nhưng chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở người trưởng thành không phải là một công việc dễ dàng vì các dấu hiệu và triệu chứng của tăng động, giảm chú ý như trầm cảm, lo lắng, tập trung kém, các vấn đề về mối quan hệ... có thể có những nguyên nhân đan xen và chi phối khác.

Người trưởng thành bị giảm chú ý thường xuyên cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn, không có tổ chức, khiến họ khó sắp xếp mọi thứ ở đúng chỗ. Họ cũng hay quên trong mọi việc và có thể phá hủy công việc, các mối quan hệ.

Do không kiểm soát được hành vi, lời nói, người bị giảm chú ý thường hay hấp tấp. Họ thường xuyên ngắt lời người khác trong buổi thảo luận, hành động mà không cân nhắc đến hậu quả và rất vội vã trong khi làm việc. Kiểm soát cảm xúc với người bị tăng động giảm chú ý rất khó khăn. Họ dễ thấy buồn chán, bất thình lình muốn đi giải khuây. Nhưng một sự thất vọng nhỏ cũng có thể khiến họ không thể chấp nhận được, hoặc khiến họ cảm thấy bị trầm cảm, thay đổi cảm xúc.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Top