Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?

Thứ hai, 07:48 14/04/2025 | Sống khỏe

Đối với người mắc cúm A, sau khi hết sốt, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là nên tập ở cường độ thấp, tập chậm để giúp cơ thể phục hồi…

1. Vai trò của tập thể dục với người mắc cúm A

Hoạt động thể chất có thể giúp hệ hô hấp đẩy virus ra ngoài hiệu quả hơn, tăng nồng độ bạch cầu để cải thiện khả năng miễn dịch, tăng nhiệt độ cơ thể giúp tiêu diệt virus và tăng tiết hormone để giải tỏa căng thẳng tâm lý... Đây là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cúm , trong đó có cúm A.

Tập thể dục sau khi bị cúm có thể giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi sau khi bị cúm là phổ biến, vì vậy hãy tập từ từ, nhẹ nhàng vì tập quá sức có thể làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.

Tập thể dục thường xuyên còn làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, giảm tổn thương sau khi nhiễm trùng, giảm thời gian bị bệnh và bảo vệ chống lại tỷ lệ tử vong liên quan đến cúm.

Một người phụ nữ châu Á đang nghỉ ngơi trong khi bị cảm cúm

Mắc cúm A có thể gây sốt, đau nhức cơ thể…

2. Một số bài tập tốt nhất phục hồi sau khi mắc cúm A

Khi hết sốt, bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn, có thể tập thể dục nhẹ nhàng trở lại.

2.1 Đi bộ nhẹ nhàng

Đi bộ có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm cúm, tăng năng lượng cho cơ thể. Cùng với việc hít thở sâu khi đi bộ có thể làm giảm tình trạng tắc nghẽn xoang, đẩy nhanh quá trình phục hồi cúm.

2.2 Khí công

Kiểu chuyển động chậm rãi, chánh niệm này là sự kết hợp giữa võ thuật và thiền định. Đây là bài tập cường độ thấp giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng, tăng cường miễn dịch.

Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Virginia phát hiện ra rằng những vận động viên bơi lội tập khí công ít nhất một lần một tuần ít mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn 70% so với những đồng đội tập ít thường xuyên hơn.

2.3 Yoga

Cơ thể giải phóng hormone căng thẳng cortisol trong khi chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm trong đó có cúm A. Các kỹ thuật giảm căng thẳng - chẳng hạn như yoga và các bài tập thở - có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường khả năng miễn dịch. Việc kéo giãn nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau nhức, giảm nhiễm trùng xoang liên quan đến cúm.

Có thể thực hành một số tư thế như:

- Chó úp mặt

Cách tập tư thế chó úp mặt - Downward Facing Dog (Adho Mukha Svanasana)

Tư thế chó úp mặt.

+ Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, gập người xuống rồi đặt 2 tay trên sàn.

+ Sau đó, di chuyển 2 tay về phía trước sao cho hơi rộng hơn vai. Lưu ý, 2 bàn tay, 2 bàn chân phải chạm sàn, lưng duỗi thẳng, toàn bộ phần thân sẽ tạo thành chữ V ngược là được.

+ Dang rộng 2 chân, đồng thời xòe các ngón tay ra, ấn mạnh lòng bàn tay xuống và đẩy hông lên rồi thư giãn và cố giữ nguyên tư thế này 20 giây.

+ Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần mỗi ngày.

- Tư thế em bé

Người mắc bệnh cúm A nên tập thể dục như thế nào?- Ảnh 3.

Tư thế em bé.

+ Bắt đầu từ tư thế ngồi trên đầu gối, hai chân đặt song song và gần nhau.

+ Hít thở sâu, khi thở ra, nghiêng cơ thể về phía trước, trán chạm sàn.

+ Hai tay duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay đặt xuống mặt đất.

+ Cố gắng đưa mông về phía gót chân càng sâu càng tốt.

+ Giữ tư thế này từ 1-5 phút, tập trung vào việc thở đều và sâu.

- Tư thế gác chân lên tường

Tư thế này giúp máu lưu thông tốt, làm giảm các cơn đau nhức, giúp thư giãn, giảm căng thẳng…

Thực hiện: Nằm ngửa, đưa mông gần sát tường, duỗi thẳng hai chân lên tường, để hai tay xuôi nhẹ theo hông hoặc bất kỳ vị trí nào bạn cảm thấy thoải mái.

Tư thế Gác chân lên tường (Viparita Kanani) - Yoga Club Vietnam

Tư thế gác chân lên tường.

3. Một số lưu ý khi tập luyện ở người mắc cúm A

Không nên tập thể dục khi cơ thể bị sốt

Với bệnh cúm A hoặc bất kỳ bệnh hô hấp nào gây sốt cao, đau nhức cơ và mệt mỏi, hãy đợi cho đến khi hết sốt mới nên tập thể dục trở lại. Do đó, trong thời gian này, người bệnh cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn.

Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp cơ thể có cơ hội phục hồi, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất mà không quá tải. Nếu tập luyện quá sức, số lượng tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong cơ thể có thể giảm xuống; đồng thời hormone căng thẳng cortisol có thể tăng lên, cản trở khả năng hoạt động bình thường của một số tế bào miễn dịch, khiến bệnh lâu hồi phục hơn. Ngoài ra, độ chính xác và khả năng phối hợp của bạn giảm đi trong thời gian sốt, điều này có thể dẫn đến chấn thương.

Khi hết sốt, có thể thực hành các bài tập nhẹ nhàng, kéo giãn, tốt nhất là nên tập ở mức thấp (cường độ thấp) và tập chậm (thời gian ngắn).

Hãy lắng nghe cơ thể

Trong quá trình tập thể dục, người bệnh cần lắng nghe cơ thể, hãy dừng tập và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khẩn cấp nếu:

  • Cảm thấy tức ngực, đau ngực
  • Khó thở, mệt mỏi
  • Cảm thấy choáng váng hoặc chóng mặt
  • Có vấn đề về cân bằng (thăng bằng)...
  • BS. Tăng Minh Hoa

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 16 phút trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'

Sống khỏe - 1 giờ trước

Sốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện

Y tế - 13 giờ trước

27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Thực đơn tham khảo cho người máu nhiễm mỡ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có tính quyết định.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Hai trẻ phải mổ cấp cứu vì món đồ chơi yêu thích

Y tế - 23 giờ trước

Hai em nhỏ vào cấp cứu vì đau bụng suốt 3 ngày. Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện một số đoạn ruột của bệnh nhi bị thủng, lấy ra nhiều viên nam châm.

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Top