Người mắc bệnh gout nên kiêng gì để giảm các cơn đau dữ dội?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp có thể giúp người mắc bệnh gout (gút) cải thiện tần suất tái phát các cơn gout và giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.
Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và bệnh gout
Bệnh gout là một loại viêm khớp liên quan đến cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gout ảnh hưởng đến ngón chân cái, trong khi các trường hợp khác ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Các triệu chứng của bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể của nó có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.
Hầu hết những người mắc bệnh gout đều gặp phải những triệu chứng này vì cơ thể họ không thể loại bỏ axit uric dư thừa một cách hiệu quả. Điều này cho phép axit uric tích tụ, kết tinh và lắng đọng trong các khớp.

Trong bệnh gout, các tinh thể axit uric tích tụ trong các khớp gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.
Khi bị bệnh gout, có một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ axit uric gây tái phát cơn đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Thực phẩm gây kích thích thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi bạn tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Nghiên cứu cho thấy, ở người bệnh có chế độ ăn uống nhiều purin tăng nguy cơ cơn gout tái phát gấp năm lần, trong khi tránh hoặc giảm thực phẩm giàu purin (đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật) giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, chế độ ăn ít purin hơn cũng có thể giúp một số người đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng với bệnh gout vì nó không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn có thể giảm áp lực lên các khớp, giúp giảm đau, cải thiện chức năng và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp.

Chế độ ăn uống nhiều purin làm tăng nguy cơ tái phát bệnh gout.
Các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao người bệnh gout nên tránh
1. Thịt đỏ, nội tạng
Các loại thịt, nội tạng động vật có hàm lượng purin cao như: thịt đỏ, gan, tim, thận, óc… là những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đối với những người bị bệnh gout.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin cao như: Thịt xông khói, thịt bê, thịt nai, gà tây. Thực phẩm hàm lượng purin trung bình như: Thịt bò, gà, vịt, giăm bông, thịt lợn…
2. Hải sản
Mặc dù hải sản, bao gồm nhiều loại cá có giá trị quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh nhưng những người bị bệnh gout cần lưu ý rằng một số loại hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và làm cho bệnh gout nặng hơn.
Người bệnh gout nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng purin cao như: cá cơm, cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá trích, cá thu, trai, cá mòi, cá hồi…
Một số loại hải sản có hàm lượng purin trung bình người bệnh nên ăn lượng nhỏ vừa phải như: Cua, tôm hùm, sò, tôm.

Một số loại hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
3. Rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn gout. Vì chúng làm giảm khả năng đào thải a xít uric qua nước tiểu. Rượu bia còn làm tăng phản ứng viêm ở người đang bị sưng khớp do cơn gút cấp khiến cho bệnh nhân càng bị đau đớn hơn và làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị gout.
Các loại rượu khác nhau có hàm lượng purin khác nhau. Bia đặc biệt có hàm lượng purin cao và được phát hiện là có thể làm tăng nồng độ axit uric khi uống thường xuyên.
4. Đồ uống có đường

Đồ uống có đường không tốt cho người bệnh gout.
Nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa tăng axit uric máu với việc tiêu thụ quá nhiều đường. Đặc biệt là nước hoa quả và nước ngọt có đường và đường bổ sung như: mật ong, xi-rô, soda, nước tăng lực…
Đặc biệt, purin được tìm thấy trong xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao có liên quan đến việc gia tăng lắng đọng tinh thể và các triệu chứng liên quan.
Ngoài ra, người bệnh gout cũng nên tránh các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không chứa nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 2 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.