Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mắc cúm A có nên truyền dịch không?

Thứ tư, 08:00 12/02/2025 | Sống khỏe

Người mắc cúm A thường có biểu hiện sốt cao, đau cơ, ho, mệt mỏi, mất nước, tiểu ít… Điều này khiến nhiều người băn khoăn mắc cúm A có truyền dịch được không? Đây có phải là biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả?

Điều gì xảy ra nếu truyền dịch khi bị sốt do virus cúm ?

Rất nhiều người cho rằng khi bị sốt do virus cúm phải truyền dịch mới nhanh hết sốt. Đây là quan niệm sai lầm, BS. Phạm Thái Anh (bệnh viện Bắc Thăng Long) cho biết. Truyền dịch có nhiều tác dụng nhưng cũng có thể xảy ra nhiều tai biến nguy hiểm cho người bệnh.

Các loại dịch truyền phổ biến là dung dịch đường glucose (5%, 10%), nước muối (nước biển với tỷ lệ natriclorua là 9/1.000), dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải.

Người mắc cúm A có nên truyền dịch không? - Ảnh 1.

Điều gì xảy ra nếu truyền dịch khi bị sốt do virus cúm?

Thông thường nếu truyền 1 lít glucose 5% thì hấp thu vào cơ thể cũng chỉ được 50ml. Trong khi đó, nếu người bệnh uống nước- đặc biệt là nước chanh, nước cam thì lượng glucose có thể được hấp thụ nhiều hơn.

Có một nguyên tắc là không được truyền muối, đường khi sốt virus, vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não, bệnh nặng thêm.

Nhiễm trùng tại chỗ tiêm và các phản ứng phụ khác cũng có thể xảy ra nếu truyền nước không được thực hiện trong môi trường vô trùng hoặc không được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Và cho đến nay, vẫn chưa có một xác nhận y tế nào xác định rõ tác dụng truyền dịch trong việc hạ sốt và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bị cúm. Truyền dịch chỉ nên áp dụng cho trường hợp bị sốt cao hoặc nôn mửa liên tục. Lúc này bệnh nhân mới có chỉ định nên truyền dịch và thực thiện các thao tác truyền dịch cần được những y bác sĩ có chuyên môn quan sát và theo dõi. Người bệnh không nên tự ý mua nước biển và truyền tại nhà. Hoặc nếu nghi ngờ nguy cơ mắc cúm A người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng, tất cả các thuốc đưa vào cơ thể đều có tác dụng phụ và nguy cơ này càng gia tăng khi cơ thể hấp thu trực tiếp. Truyền dịch có thể gây nhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan... Do vậy, lời khuyên của bác sĩ là nếu bị sốt do virus cúm mà vẫn ăn uống tốt thì không nên truyền dịch, mà hãy bồi bổ qua đường ăn uống.

Dùng thuốc điều trị khi mắc cúm

Nếu bị cúm nhẹ, không sốt hoặc sốt dưới 38 độ C, người bệnh có thể chữa trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, không cần dùng thuốc.

Người bệnh cúm cần ghi nhớ, thuốc kháng sinh không có tác dụng phòng và trị virus cúm (trừ trường hợp có bội nhiễm). Trong đó, việc uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Hoặc bệnh nhân có thể bổ sung vitamin C thông qua các viên uống theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu bệnh nhân cúm sốt cao trên 38,5 độ C thì cần dùng thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen theo đúng liều lượng quy định. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn cảm cúm, bệnh nhân ho nhiều, tức ngực, khó thở, sốt cao thì cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời, vì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Tình trạng này hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người làm việc với cường độ cao. Những bội nhiễm thường gặp là nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi làm bệnh kéo dài và việc điều trị cũng phức tạp, tốn kém hơn.

Trong trường hợp có bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh tùy theo tình trạng bệnh của từng trường hợp. Với bệnh nhân cúm sốt cao kèm tiêu chảy (đi hơn 5-7 lần/ngày) thì cần bổ sung dung dịch oserol qua đường uống hoặc được chỉ định truyền dịch khi cần thiết.

Lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh cúm do virus

Để đề phòng bệnh cúm do virus, nên tăng cường uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, ổi...). Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng chống lại virus cúm gây bệnh. Ngoài ra, nên súc miệng bằng nước muối pha loãng vài lần mỗi ngày để ngăn ngừa các loại virus và vi khuẩn xâm nhập cơ thể; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, nơi tập trung đông người, đồng thời rửa tay sạch sẽ trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bất ngờ phát hiện ưng thư trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông cho biết trước đó không có triệu chứng nào.

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển là một trong những biến chứng nặng của cúm A, tính chất diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao lên tới 40-70%.

Uống rượu liên tục trong dịp Tết, người đàn ông ở Hà Nội rơi vào hôn mê

Uống rượu liên tục trong dịp Tết, người đàn ông ở Hà Nội rơi vào hôn mê

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện rượu nặng và thường xuyên uống rượu không rõ nguồn gốc.

10 thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giữ ấm cơ thể

10 thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giữ ấm cơ thể

Sống khỏe - 4 giờ trước

Để giữ ấm cho cơ thể trong những ngày giá lạnh, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Tham khảo 10 thực phẩm giúp sinh nhiệt và giữ ấm cơ thể từ bên trong.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ và bé - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để kiểm soát tốt bệnh?

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để kiểm soát tốt bệnh?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lupus ban đỏ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chế độ ăn lý tưởng cho người mắc lupus ban đỏ.

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các nguồn tin quốc tế và nhận định của các chuyên gia, thông tin biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần là tin giả, gây hoang mang dư luận.

Loại hạt ngon bổ rẻ tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác

Loại hạt ngon bổ rẻ tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác

Sống khỏe - 19 giờ trước

Lạc (đậu phộng) là loại hạt bình dân nhưng giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với tim mạch.

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã được bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu thành công.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’

Y tế - 21 giờ trước

Bé gái chào đời khi mới 25 tuần thai, nặng 550 gram. Đây là em bé sinh non nhẹ cân nhất tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An được chăm sóc và điều trị thành công.

Top