Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người mẹ từ bỏ sự nghiệp để cứu con bị điếc

Thứ sáu, 08:54 28/08/2015 | Y tế

GiadinhNet - Từ 2 tháng nay, cứ chiều chiều, căn nhà nhỏ nằm sâu khuất trong ngõ 260 (ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) luôn rộn ràng người ra vào. Rộn ràng bước chân nhưng không ồn ã âm thanh, bởi đây là lớp học của những em bé bị điếc bẩm sinh do chị Nguyễn Thị Quế (SN 1977, quê Thanh Hóa) đứng ra tổ chức.

 

Trẻ điếc học ngôn ngữ ký hiệu từ thầy giáo điếc tại Trường Câm Điếc Xã Đàn, trong Dự án IDEO. 	Ảnh: Chí Cường
Trẻ điếc học ngôn ngữ ký hiệu từ thầy giáo điếc tại Trường Câm Điếc Xã Đàn, trong Dự án IDEO. Ảnh: Chí Cường

 

Cần để ý đến khả năng nghe của trẻ  ngay từ đầu đời

Chiều muộn, chúng tôi tìm đến lớp học đặc biệt này đúng lúc các em vừa tan ca học múa do một cô giáo điếc hướng dẫn. Lớp có khoảng 10 em, hầu hết đều là con em gia đình lao động, khó khăn. Đón ý chúng tôi khi nhìn căn nhà nhỏ với 3 tầng gọn gàng, sạch sẽ. Chị Quế cho hay, nhà này chị mới thuê từ tháng 6. Ngày trước thuê ở Hà Đông (Hà Nội), xa Trường Câm điếc Xã Đàn, nơi cháu lớn nhà chị theo học nên chị phải thuê về gần đây cho tiện bề đưa đón.

Vòng tay ôm con trai Nguyễn Như Đình Ngọc (năm nay 8 tuổi), chị Quế cười: Người ta bảo, “mỗi đứa con đúng là công trình của cha mẹ” cũng phải. Vì cu cậu này, chị đã hi sinh rất nhiều…

Chị Quế là cử nhân Tâm lý học, ra trường làm giáo viên. Năm 2007, chị sinh bé Ngọc. 4 tháng tuổi, bé Ngọc trải qua cuộc phẫu thuật tim bẩm sinh. “Một hôm, tôi đặt con trong chiếc xe đẩy, không may chiếc xe làm đổ mâm cơm trên bàn, bát vỡ tan tành. Trẻ bình thường sẽ giật mình kêu khóc, nhưng Ngọc thì không. Bé vẫn ngơ ngác. Làm một vài “thí nghiệm” khác khiến tôi càng nghi ngờ thính giác của con. Vài tuần sau, đưa con đi khám, tôi biết bé bị điếc nặng và sâu”, chị Quế nhớ lại. Khi đó, Ngọc 8 tháng tuổi.

“Lúc đó, chắc chị sốc, hoang mang lắm?”. Đáp lại câu hỏi của tôi, chị giữ vẻ bình tĩnh: “Đau đớn, hoang mang thì có, nhưng sốc thì không. Tôi nghi ngờ bệnh tình của con lâu rồi. Có theo dõi con thường xuyên mới phát hiện ra sớm. Trong khi bố cháu không chấp nhận nổi việc “hạn giời đày” này, tôi lao vào đọc tất cả các bài báo nghiên cứu về bệnh này. Mình phải cứu con, phải cho con biết nghe và nói”.

Con bị điếc, chị quyết định bỏ công việc, sự nghiệp để dành thời gian chăm sóc và chạy chữa cho bé. Hàng năm trời châm cứu, bấm huyệt không có kết quả, chị không nản lòng, bế con đi khắp nơi chữa trị dù biết rõ không thể cho kết quả mong muốn. Chị cho con đeo máy trợ thính, luyện nghe học nói khi con 2 tuổi. Tất cả đều không “ăn thua”, nhất là khi chị phát hiện con chị còn bị hội chứng tăng động giảm chú ý. 4 năm trời, chị loay hoay, ngập tràn hoang mang, mất phương hướng trong chữa điếc, nuôi dạy con. Đã có lúc, chị muốn buông xuôi. Đó là chuỗi ngày đen tối nhất trong cuộc đời chị Quế.

Bài học ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên: Mẹ yêu con!

“Bản năng, trái tim của người làm cha, làm mẹ khi nhận tin con bị điếc, ai nấy đều bàng hoàng, không thể chấp nhận sự thật…”, chị Phương Hà (mẹ của bé Lê Vũ Khôi Nguyên, 6 tuổi, bị điếc ở Hà Nội) chia sẻ.

Sau cú sốc đó, các bậc cha mẹ lại loay hoay tìm cách can thiệp cho con bằng máy móc, hoặc như chị Phương Hà là cho con đi học ở trường hòa nhập, còn mẹ “cày tiền” để kiếm gần nửa tỷ đồng cấy điện cực ốc tai cho con. “Học được hai tháng, con có những biểu hiện cáu gắt, bất an. Có hôm đón con, đặt bé lên xe, người con cứ nhũn ra không còn sức bám xe, mắt khép hờ, không phản ứng… Hóa ra, con không thể học hòa nhập, con bị suy nhược do tress tâm lý vì không hiểu những hiệu lệnh, lời nói của giáo viên”, chị Phương Hà nhớ lại.

Cũng vì không hòa nhập ở trường mẫu giáo được nên bé Đào Quang Lâm (5 tuổi, ở Hà Nội) mắc chứng “sợ tới trường”. “Vì thương, lo cho con nên chúng tôi bao bọc con rất nhiều. Con chẳng tự lập được, cũng không cần giao tiếp xung quanh vì đa phần các nhu cầu đã được đáp ứng trước khi đòi hỏi. Ngoài những nhu cầu cơ bản ra, con chỉ trỏ hoặc tệ hơn chỉ biết khóc, hét lên ấm ức, tức tối khi con muốn được hơn thế. Tất cả là vì chúng tôi không thể giao tiếp với con”, mẹ bé Lâm nói.

Dù biết con sẽ phải biết ngôn ngữ ký hiệu (NNKH), nhưng không phải ai cũng chấp nhận nó ngay từ đầu. “Nhiều người chỉ cho con học NNKH khi mọi biện pháp khác thất bại. Họ nghĩ rằng cho con học NNKH tức là chấp nhận việc con điếc vĩnh viễn và sẽ chỉ giao tiếp bằng tay suốt đời”, chị Quế nói.

“Hơn 4 tuổi, con mới có buổi học NNKH đầu tiên với giáo viên người điếc. Con không chịu học, không hợp tác. Nhờ sự kiên trì của các giáo viên điếc trong Dự án Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO, do Bộ GD&ĐT cùng một số tổ chức phi chính phủ thực hiện từ năm 2011), con bắt đầu thay đổi. Ánh mắt con đã dõi theo những ký hiệu của giáo viên, tay bắt đầu làm với những ký hiệu giản đơn. Rồi con đã biết dùng những ký hiệu như đi vệ sinh, ăn, xem tivi. Con biết tên ký hiệu mặt của mình, mọi người, biết màu sắc, đếm số, các hiện tượng tự nhiên. Con cũng biết thể hiện cảm xúc đau, buồn, vui, giận…”, chị Phương Hà xúc động nhớ lại sự thay đổi của đứa con trai bé bỏng của mình.

Con biết mở cánh cửa, giao lưu với cuộc đời bằng NNKH cũng là lúc cha mẹ cũng phải học cách giao tiếp với con bằng chính ngôn ngữ của con. Vậy là chị Phương Hà, chị Quế, mẹ bé Lâm và nhiều bà mẹ, ông bố khác trong Dự án IDEO học NNKH cùng con, bắt đầu từ những ký hiệu đơn giản nhất. “Ngay buổi đầu tiên học NNKH của con, tôi đã hỏi cô giáo cách ký hiệu “Mẹ yêu con”. Hàng ngày tôi làm ký hiệu đó rất nhiều lần với Lâm, ôm và hôn con. Dần dần khi giao tiếp NNKH trở thành quen thuộc, nó đã kết nối gia đình chúng tôi”, mẹ bé Lâm nói. Được giải tỏa tâm lý bằng ngôn ngữ, các con giảm dần những cơn giận, thích dùng ký hiệu, thậm chí có thể “sai vặt” và hay trò chuyện với gia đình hơn.

Chị Quế chia sẻ: “Tôi đã bỏ lỡ giai đoạn “vàng” trong phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 năm đầu đời vì không biết dạy con NNKH. Nhưng khi “biết lỗi”, tôi quyết tâm cho con mình, cũng như những người đồng cảnh ngộ tạo điều kiện cho con được học kỹ năng sống đơn giản nhất, học múa, học vẽ… bằng cách lập ra lớp học này. Cứ sáng Chủ nhật hằng tuần, chúng tôi cũng tổ chức dạy NNKH cho phụ huynh, nâng cao từ vựng và giao tiếp với con đấy”…

 

Ở Việt Nam có khoảng 90.000 người điếc và 90.000 người khiếm thính, trong đó có khoảng 15.500 trẻ từ 0-6 tuổi. Đây được coi là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển tương lai của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ điếc chỉ ở nhà và không được tiếp cận với hệ thống giáo dục mầm non hiện hành. Việc can thiệp sớm cho trẻ điếc ở Việt Nam chỉ bao gồm kiểm tra lâm sàng, can thiệp về mặt y tế, phương pháp trị liệu bằng lời nói và đôi khi từ chối hoàn toàn việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Vì thế,  khả năng phát triển toàn diện về mặt tinh thần, nhận thức, tình cảm xã hội của trẻ điếc trong những năm đầu đời bị giảm sút và trẻ điếc lớn lên thường không được học hành, không có việc làm.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 23 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 2 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Top