Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người nặng lòng với phụ nữ Cơtu

Thứ ba, 06:30 18/01/2011 | Xã hội

GiadinhNet- Chị là nhân chứng sống về những nhọc nhằn và bất công trong đời sống của người phụ nữ Cơtu.

Chiều cuối năm, gặp "đứa con Kinh của dân tộc Cơtu" Phan Thị Xuân Bốn tại Tam Kỳ sau thời gian chị làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Dân tộc học, bao đam mê và những ám ảnh về thân phận người phụ nữ Cơtu vẫn còn nguyên trong chị.
 
Mấy năm rời xa những bản làng Cơtu chót vót ở Đông Giang hay Tây Giang (Quảng Nam), nhưng cô giáo miền xuôi vẫn đau đáu những tâm sự về cuộc sống của đồng bào nơi đây.
 
Cô giáo Phan Thị Xuân Bốn (thứ ba từ phải sang, hàng đầu) và các học trò người
dân tộc Cơtu. Ảnh: B. Cường
 
Cõng chữ lên non từ năm 17 tuổi
 
Năm 1975, mới 17 tuổi, Phan Thị Xuân Bốn đã khăn gói lên vùng Đông Giang, miền tây Quảng Nam để làm công nhân cầu đường. Không biết tự khi nào, những ánh mắt của người dân nơi đây đã níu chân chị, chị quyết định dạy học cho đồng bào. Ngày đất nước mới thống nhất, chẳng mấy người chịu lặn lội lên vùng cao dạy học. Một mình chị dạy từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ mẫu giáo đến lớp 5... Chị kể: "Hồi ấy đồng bào đâu có biết học chữ để làm gì. Thấy mình nên thương mà đi học thôi!". Để bây giờ, những học trò của chị ngày xưa đã có người làm chủ tịch xã, con cái họ cũng đã được đi học, lại về làm giáo viên dạy cho những đứa trẻ.
 
Nói về những năm tháng nhọc nhằn gian khó mà đậm ân tình của đồng bào Cơtu, chị Bốn không khỏi ứa nước mắt: "Hồi ấy ở chung nhà dài với đồng bào, họ thương mình như con. Có lần một bà mẹ già mới giã mấy lon gạo trắng từ gùi lúa giống để dành cho mùa sau mang cho mình, bảo cái miệng người Kinh không quen ăn sắn, ăn rau, phải có cơm trắng ăn mới được. Nhận mấy lon gạo trắng mà cảm động quá! Mình đem nấu cháo cho mấy đứa trẻ cùng ăn. Chỉ thêm có chút muối với vài con cá bắt được ngoài suối, vậy mà lũ trẻ nói mình ở dưới xuôi nấu cho vua chúa ăn nên mới ngon như thế!". Những ngày tháng ấy, chị đã gần gũi với đồng bào, thương những đứa trẻ đói nghèo, những người phụ nữ nhọc nhằn khốn khó.
 
Sống với đồng bào, chị cũng trồng sắn, cũng ăn lá sắn, uống rượu tà vạt, cũng mặc váy và nói tiếng Cơtu như người Cơtu. Chị học tiếng Cơtu trong những lúc dạy học, khi đi hái rau hay những lúc lên rẫy, học với người già, học với phụ nữ và học với cả những em bé mới tập nói. Những lần về xuôi lấy gạo, muối, cá khô... mang lên, chị chia đều cho mỗi bếp nhà, cả làng lại như có hội. Không phải vì những món quà chị mang lên, mà bởi tấm lòng chị đến với đồng bào.
 
Thời gian đó, nhiều người dưới xuôi đã đến rồi lại đi, không ở lâu với đồng bào nên một cô gái từ miền xuôi lên đây dạy học và ở lại với đồng bào là một điều đặc biệt. Mấy năm trời ở đây, chị đã "nói tiếng Cơtu còn hay hơn người Cơtu" nữa. Và không chỉ có tiếng nói, cả văn hóa, đời sống cũng như tình cảm của người Cơtu đã ăn sâu vào máu thịt chị như chính quê hương mình. Sau này, khi đi học đại học cũng như khi làm luận văn thạc sỹ và bây giờ là tiến sỹ, chị vẫn cố gắng đưa ra tất cả những gì mình biết về văn hóa của người Cơtu.
 
Luận án về thân phận người phụ nữ
 
Hơn 27 năm sống giữa tình yêu và sự đùm bọc của đồng bào, chị đã hiểu và cảm thương đời sống của những người phụ nữ Cơtu như chính những người thân trong gia đình mình. Chị là nhân chứng sống về những nhọc nhằn và bất công trong đời sống của người phụ nữ Cơtu. Nhìn những người phụ nữ mới ngoài 30 tuổi đã tàn tạ vì lao động nhiều, chị thương. Chị đã cố gắng nói với đồng bào về những hủ tục trói buộc người phụ nữ như, những đứa bé gái mới 5 tuổi đã phải về làm dâu, những người phụ nữ trở thành vật trao đổi, để trả nợ cho gia đình từ nhiều đời trước, hay một cô gái phải làm vợ nhiều đời từ cha đến chú, rồi lại đến con trong gia đình vì cổ tục của đồng bào...
 

Khi nói về đề tài tiến sỹ của chị Bốn, TS Tạ Long (Viện Dân tộc học) cho biết: "Chưa bao giờ gặp một đề tài nào như thế. Đây không hẳn chỉ là đề tài khoa học, mà ẩn chứa trong đó là cả một tình cảm sâu nặng đối với người phụ nữ Cơtu, đối với đồng bào Cơtu...".

Chị Bốn kể, khi về miền xuôi đi học, đồng bào tiễn chị đi qua mấy quả đồi: "Mày xuống đồng bằng có cha có mẹ, thấy sướng hơn thì cứ ở. Lúc nào nhớ làng, nhớ rừng, nhớ mọi người thì lại lên đây. Đây cũng là nhà của mày". Lần đó, trở lại núi rừng thăm đồng bào sau nhiều ngày ở đồng bằng, chị đứng bên này sông hú qua bên kia sông. Đồng bào thấy bóng chị liền nhảy xuống nước kéo bè qua đón. Chị đứng giữa, đồng bào đứng vây quanh như đón đứa con của làng sau nhiều năm xa cách. Chị tâm sự: "Trở lại với đồng bào Cơtu, từ xa nghe tiếng chày giã gạo, nghe tiếng đồng bào nói với nhau mà thấy thân thương quá! Về đến làng, mệt nhưng người đến ngồi chật nhà vui quá lại dậy...".
 
Luận văn thạc sỹ và bây giờ là luận án tiến sỹ, chị nghiên cứu sâu về thân phận người phụ nữ Cơtu, những mong tìm hiểu và bằng cách nào đó xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết, hay những cổ tục đầy đọa người phụ nữ xưa nay. Chị mong muốn làm ra một tư liệu nào đó về dân tộc Cơtu để có những chính sách đúng đắn và hiệu quả, cải thiện đời sống cũng như trình độ của đồng bào, để chính đồng bào sẽ tự tháo gỡ dần những cổ tục kia, thực hiện được quyền bình đẳng giới...
 
Tháng 10/2010, trong chuyến giới thiệu đề tài tiến sỹ của mình tại ĐH Thành Công (Đài Loan), chị đã giới thiệu văn hóa Cơtu với bạn bè quốc tế và công trình này được đánh giá rất cao.
 
Chị Bốn ngậm ngùi khi kể về những ngày đã sống cùng cùng với đồng bào, những giọt nước mắt chị vội giấu đi nhưng đủ để thấy được tấm lòng sâu nặng của chị với những con người nơi đó. Chúng tôi hỏi: "Nếu được, chị có lại trở về với đồng bào Cơtu?". Chị trả lời không chút đắn đo: "Muốn lắm chứ! Cả tuổi thanh xuân của mình đã gửi lại đồng bào. Năm nay, mấy mẹ con sẽ lên ăn Tết cùng đồng bào, để con mình biết được cuộc sống trên ấy thế nào...". Vượt qua bao khó khăn, xuân này mong chị và những điều chị tâm huyết sẽ thành công.
 
Bùi Hữu Cường
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Bộ Công thương: Khẩn trương khắc phục các sự cố hệ thống lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau khi bão đi qua

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Công điện hoả tốc số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ Trưởng Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia và Sở Công thương 28 tỉnh ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại.

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Bão số 3 về đến Hà Nội, gió giật ầm ầm, mưa ngập úng nhiều khu vực

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Tâm bão số 3 đã đến Thủ đô Hà Nội, sức gió mạnh nhất cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12.

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Nhóm sát thủ và âm mưu thâm hiểm (P 2): Những manh mối mơ hồ

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Tên cướp bị thương và phải nằm cấp cứu tại bệnh viện trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của công an. Ban đầu, các điều tra viên nghĩ rằng mọi manh mối sẽ được kẻ này cung cấp. Thế nhưng, lời khai của tên cướp "đen đủi" lại đẩy cuộc điều tra vào một "mớ bòng bong".

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

5 con giáp giàu có nhờ chăm chỉ

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - 5 con giáp sau đây cũng là những người sống thực tế và chăm chỉ, họ nhận ra chính mình nên dùng điều gì để bước vào cuộc sống và dùng năng lực gì để đối phó với những thăng trầm trong cuộc đời.

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Bắt con của bạn gái vì mâu thuẫn cá nhân

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Tùng phá cửa kính xông vào nhà, kề dao lên cổ nhằm khống chế, bắt ép chị T. làm theo yêu cầu của mình. Khi chị T. ôm con bỏ chạy bị đối tượng này giằng lấy cháu bé rồi điều khiển xe mô tô bỏ đi.

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Nghịch tử đánh cha gãy tay, cướp tiền mua xe máy

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Xin tiền mua xe máy không thành, Hiệp dùng dao đe dọa, đánh gãy tay bố đẻ của mình rồi bỏ đi uống rượu.

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Video: Bão số 3 quần thảo, mái tôn, tường kính bị cuốn bay rơi lả tả

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Do ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều cửa kính, mái tôn bị cuốn bay để lại cảnh tượng hoang tàn và nguy hiểm.

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Ấm lòng hình ảnh nhiều tài xế ô tô đi chậm dìu xe máy vượt gió bão Yagi

Thời sự - 11 giờ trước

Thấy người đi xe máy di chuyển khó khăn, nhiều tài xế ô tô đã đi chậm trên cầu Nhật Tân (Hà Nội) để che chắn mưa giông gió giật từ bão Yagi, giúp đoàn xe máy lưu thông an toàn.

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Ứng phó bão số 3: Chủ tịch UBND TP Hà Nội khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà để tránh thiệt hại về người

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người, trước khi bão số 3 đang di chuyển qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Dừng tàu điện, xe buýt để đảm bảo an toàn khi bão số 3 đổ bộ

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Chiều 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, 2 tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Cầu Giấy sẽ dừng chạy. Các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội sẽ chạy nốt đến điểm cuối trước khi dừng hẳn để tránh bão.

Top