Người phụ nữ 29 tuổi ở Hà Nội phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn 2 từ dấu hiệu này
GĐXH – Bệnh nhân phát hiện thấy khối u bất thường bên ngực trái, to dần lên, hơi đau, đi khám được các bác sĩ chẩn đoán ung thư vú.
Ngày 27/6, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ mắc ung thư vú khi tuổi đời còn khá trẻ.
Cụ thể, bệnh nhân là N.T.T (29 tuổi, ở Hà Nội). Người này cho biết, bản thân nghĩ mình còn trẻ, sức khỏe bình thường nên không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thời gian gần đây, chị phát hiện thấy khối u bất thường bên ngực trái, to dần lên, hơi đau, chị mới đến bệnh viện kiểm tra.
ThS.BS Lê Văn Long - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua thăm khám cùng các kết quả lâm sàng, phát hiện bệnh nhân có khối u bên vú trái. Sau đó tiến hành sinh thiết, thật không may bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 2.

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc ung thư vú đang điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh BVCC
Sau khi hội chẩn các chuyên khoa ung bướu, giải phẫu bệnh cùng các chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bệnh nhân đã được sử dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay, từ phẫu thuật cho đến tạo hình thẩm mỹ và sử dụng các biện pháp điều trị thuốc đích, như liệu pháp điều trị kháng her - 2 bộ đôi.
"Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, vét hạch nách (khi phẫu thuật tiết kiệm da bảo tồn quầng vú). Sau đó bệnh nhân đã được phẫu thuật tạo hình lại vú trái bằng vạt DIEP (toàn bộ tổ chức da và mỡ thừa ở vùng bụng) để che lấp lại vùng khuyết hổng ở tuyến vú đã phẫu thuật. Bên vú đã phẫu thuật sau khi tạo hình rất cân đối và có thể đạt tới 90% so với bên vú còn lại. Hiện nay, tình trạng bệnh nhân ổn định, gần như khỏi bệnh hoàn toàn", bác sĩ Long chia sẻ.
Tầm soát sớm để phòng ngừa ung thư vú
Theo thống kê trên thế giới, ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa và trở nên phổ biến. Số liệu của GLOBOCAN 2022 cho thấy, trước đây ung thư vú có tỉ lệ mắc xếp sau các loại ung thư khác, nhưng hiện nay đã vươn lên vị trí số 2 trên thế giới, và đứng vị trí dẫn đầu tại Việt Nam. Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng trên 2 triệu ca mắc bệnh, còn tại Việt Nam riêng năm 2022 ghi nhận khoảng gần 25 nghìn ca.
Các chuyên gia nhấn mạnh, mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng ung thư vú có thể phòng ngừa và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong đó, để phát hiện ung thư vú thì việc khám sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng.
Theo đó, tỷ lệ khỏi của ung thư vú nếu phát hiện sớm có thể đạt hơn 90%, thậm chí có thể lên tới 98%. Trong khi đó, với nhóm bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt dưới 20%.
Mặt khác, với bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn thì chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều, bệnh nhân sẽ không thể sử dụng những phương pháp điều trị ở giai đoạn sớm mang tính chữa khỏi, mà chỉ điều trị với mục tiêu có thể kéo dài thời gian cho người bệnh.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để tầm soát ung thư vú, việc sàng lọc sớm nên được tiến hành đều đặn, nhất là với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, những phụ nữ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh (mẹ, dì,...bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung)...
Chị em nên tự khám vú tại nhà ít nhất một tháng một lần; 6 tháng một lần đi khám sàng lọc tại bác sĩ chuyên khoa, siêu âm vú, chụp X-Quang tuyến vú.
Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú
- Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
- Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
- Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tự nhiên chảy dịch hoặc chảy máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
- Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 1 ngày trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tếGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…