Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 37 tuổi ở Tuyên Quang bất ngờ phát hiện ung thư buồng trứng từ dấu hiệu rất nhiều người Việt đang mắc phải

Thứ tư, 09:29 03/07/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Người phụ nữ Tuyên Quang phát hiện ung thư buồng trứng có dấu hiệu phổ biến ở nhiều chị em như: Bụng chướng, tiểu rắt, tiểu buốt, đại tiện phân lỏng...

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội bị ung thư vú may mắn được chữa "gần như khỏi hoàn toàn" nhờ làm việc nàyCô gái 29 tuổi ở Hà Nội bị ung thư vú may mắn được chữa 'gần như khỏi hoàn toàn' nhờ làm việc này

GĐXH - Cô gái mắc ung thư vú gần như khỏi bệnh hoàn toàn nhờ được phát hiện khối ung thư trong giai đoạn sớm (giai đoạn 2). Bác sĩ khuyến cáo việc khám sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã điều trị thành công cho nữ bệnh nhân (37 tuổi, ở Tuyên Quang) không may mắc ung thư buồng trứng (thể tế bào mầm) giai đoạn IV.

Trước đó, bệnh nhân cho biết ở nhà tự sờ thấy khối vùng tiểu khung từ cuối năm 2023, khối càng ngày càng to, gây đau hạ vị, bụng chướng tăng dần, kèm theo có tiểu rắt, tiểu buốt, đại tiện phân lỏng, ra khí hư không ra máu âm đạo, không gầy sút cân nên đã đi khám.

Người phụ nữ 37 tuổi ở Tuyên Quang bất ngờ phát hiện ung thư buồng trứng từ dấu hiệu rất nhiều người Việt đang mắc phải- Ảnh 2.

Bệnh nhân đáp ứng tốt với phác đồ điều trị. Ảnh: BVCC

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thăm khám và phát hiện khối u rất lớn vùng hạ vị, chụp MRI có đến vài khối u vùng tiểu khung mà khối lớn nhất kích thước 146mm x 148mm, vài hạch vùng tiểu khung kích thước 20 x 16mm, dịch ổ bụng dày 40mm, kèm dày phúc mạc lan tỏa - chưa loại trừ tổn thương di căn; ngoài ra khi xét nghiệm, các chỉ số marker ung thư tăng rất cao (CA 125: 110,4 U/ml- gấp 3 lần bình thường; AFP: 1210 ng/ml – gấp 173 lần so với bình thường).

Sau hội chẩn, các bác sĩ đã đưa ra chẩn đoán đây là ca ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, có khả năng đã di căn ra ổ bụng.

Các bác sĩ khoa ung bướu đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, đây thực sự là một ca mổ khó, trong mổ ngoài khối u rất to ở cả hai bên buồng trứng có nụ sùi bên trong, vỏ sùi loét, cắm sâu tiểu khung, bóc tách rất khó khăn, trong ổ bụng còn ổ dịch lên đến 1500ml, các nhân di căn ở phúc mạc, trực tràng, ruột thừa, vòm hoành; Bệnh nhân được cắt u buồng trứng cắm sâu tiểu khung, cắt tử cung toàn bộ, 2 phần phụ, cắt mạc nối lớn, cắt ruột thừa.

Giải phẫu bệnh sau mổ là: Ung thư buồng trứng thể tế bào mầm (teratoma chưa trưởng thành – độ 3)

Vì đây là một ca ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, bệnh nhân còn rất trẻ, sau quá trình hậu phẫu tích cực, chỉ 2 tuần sau mổ, bệnh nhân đã được các bác sĩ nhanh chóng lên phác đồ và điều trị hóa chất chu kỳ 1 ngay.

Hiện tại, sau 5 tháng điều trị, bệnh nhân đạt được kết quả điều trị tốt, đáp ứng hoàn toàn với phác đồ điều trị, trên phim chụp MRI cũng như CT-scanner không phát hiện tổn thương tái phát hay tồn dư, các chỉ số marker ung thư đã giảm rất nhiều và cũng đã về bình thường (CA 125 còn 4,06 U/ml; AFP còn 3,43 ng/mL). Bệnh nhân đã kết thúc điều trị và được chỉ định theo dõi định kỳ sau điều trị. Đây thực sự là niềm vui rất lớn của bệnh nhân và gia đình.

Theo các bác sĩ, ung thư tế bào mầm buồng trứng là bệnh lý ung thư buồng trứng hiếm gặp hơn cả (5 -10% các ung thư buồng trứng) thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi. Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo đến người dân, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám và kiểm tra để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

U tế bào mầm buồng trứng là gì?

Trong hệ thống sinh sản của chị em phụ nữ, buồng trứng là một phần quan trọng, giữ nhiệm vụ sản xuất trứng và nội tiết tố nữ.

U tế bào mầm buồng trứng phát triển từ những tế bào mầm nguyên thủy của các tuyến sinh dục phôi thai. Phần lớn khối u tế bào mầm buồng trứng đều lành tính (không phải ung thư), chỉ tỷ lệ rất nhỏ trường hợp gặp phải khối u ác tính (ung thư). 

Thông thường, khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ phát triển chủ yếu với những phụ nữ trẻ độ tuổi dưới 20 tuổi, và chỉ xuất hiện ở một buồng trứng. Phụ nữ lớn tuổi cũng có khả năng phát triển u tế bào mầm buồng trứng nhưng hiếm hơn nhiều.

Người phụ nữ 37 tuổi ở Tuyên Quang bất ngờ phát hiện ung thư buồng trứng từ dấu hiệu rất nhiều người Việt đang mắc phải- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo u tế bào mầm buồng trứng

Trên thực tế, dấu hiệu của u tế bào mầm buồng trứng ác tính thường khó phát hiện cho đến khi ung thư tiến triển. Dưới đây là một số triệu chứng của u tế bào mầm buồng trứng ác tính bạn có thể tham khảo:

Đau hoặc căng vùng chậu

Triệu chứng đầu tiên của khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính đó chính là gây khó chịu vùng chậu, chuột rút và đau vùng buồng trứng.

Bụng to lên

Bụng phình to, kèm theo có tăng cân ở các vùng khác trên cơ thể phụ nữ trẻ và thiếu nữ cảnh báo nguy cơ khối u tế bào mầm buồng trứng.

Buồn nôn hoặc khó ăn

Khối u tế bào mầm buồng trứng có thể khiến người bệnh gặp cảm giác buồn nôn, cảm giác không muốn ăn, khó ăn, thậm chí chán ăn.

Hệ tiêu hóa rối loạn, táo bón

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng thay đổi thói quen đi tiêu, cụ thể là táo bón.

Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng của các khối u tế bào mầm mặc dù ít phổ biến. Nhiều chị em đôi khi nhầm lẫn chảy máu âm đạo với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, lưu ý là chảy máu âm đạo bất thường do khối u tế bào mầm buồng trứng sẽ không giống khi hành kinh. Với những phụ nữ lớn tuổi bị khối u tế bào mầm buồng trứng có thể bị chảy máu sau khi đã mãn kinh.

U tế bào mầm buồng trứng có chữa khỏi được không? 

Theo thống kê, tỷ lệ khối u tế bào mầm buồng trứng ác tính là hiếm. Đây là một dạng của ung thư buồng trứng, chỉ chiếm dưới 5% tổng số ca mắc ung thư buồng trứng. Ngoài ra, ước tính khoảng 20 - 25% tổng trường hợp bị khối u buồng trứng lành tính được xác định là khối u tế bào mầm.

Trường hợp phụ nữ bị u tế bào mầm buồng trứng ác tính, phương pháp chữa trị có thể là phẫu thuật hoặc hóa trị. Bác sĩ chuyên khoa dựa trên kích thước khối u cũng như mức độ di căn của chúng đến các bộ phận khác của cơ thể để đưa ra chỉ định chính xác và phù hợp từng trường hợp cụ thể. Điều đáng mừng là khối u tế bào mầm buồng trứng đều có thể điều trị được.

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh nàyCô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ quaDấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày tuyệt đối không bỏ qua

GĐXH - Cả hai bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ung thư dạ dày đều xuất hiện tình trạng đau bụng, chán ăn, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không đỡ...

Người phụ nữ xinh đẹp qua đời ở tuổi 35 vì ung thư, bỏ qua 1 dấu hiệu báo bệnh nhiều người Việt mắc phảiNgười phụ nữ xinh đẹp qua đời ở tuổi 35 vì ung thư, bỏ qua 1 dấu hiệu báo bệnh nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Người phụ nữ qua đời vì ung thư não đã phớt lờ những cơn đau đầu trong một thời gian. Chỉ đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, cô mới tới viện khám.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng đi tiểu tiện nhiều lần mà lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt và đau buốt. Bệnh có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu...

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên nên uống trà xanh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Khi đang truyền chất làm trắng được 30 phút, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó thở đột ngột, co giật toàn thân, mê man…

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bệnh bạch hầu thanh quản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacteria diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương thần kinh. Các bài tập giúp phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản gây ra.

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Tiêu chảy nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm... Vì thế người bị tiêu chảy nhiễm trùng luôn băn khoăn, lo lắng tự hỏi như khi nào đi khám bác sĩ, bệnh này có thể tự điều trị tại nhà không, chữa bệnh có tốn kém không?...

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời phát hiện và gắp dị vật mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân 52 tuổi cả tháng trời.

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu bệnh tuyến giáp nặng và không được điều trị có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, các bệnh tuyến giáp còn có thể gây rụng lông ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh.

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Duy trì xương chắc khỏe góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Bé trai 14 tuổi bất ngờ bị suy thận, mẹ thừa nhận con thường xuyên có thói quen này

Bé trai 14 tuổi bất ngờ bị suy thận, mẹ thừa nhận con thường xuyên có thói quen này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mẹ bệnh nhân suy thận thừa nhận rằng, bé thường xuyên ăn các món ăn như trứng bắc thảo, nước ngọt và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, cậu bé cũng thường xuyên có thói quen thức khuya và không thường xuyên vận động.

Có nên bổ sung collagen không?

Có nên bổ sung collagen không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Collagen được cho là có thể khôi phục lại sự trẻ trung, cải thiện sức khỏe khớp, da, móng và đường ruột. Những tuyên bố này có đúng sự thật về mặt khoa học không và bổ sung collagen có an toàn?

Top