Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội được giải thoát khỏi căn bệnh khiến mình bị ù tai, mất ngủ suốt 14 năm

Thứ tư, 19:41 17/07/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Bệnh nhân N.T.H cho biết, sau khi sinh con thứ 2 cách đây 14 năm, tai phải của chị nghe lúc nào cũng như có tiếng thổi ù ù bên tai, kéo theo đó là tình trạng căng thẳng, mất ngủ, đau đầu triền miên.

Người tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lầnNgười tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần, nhồi máu cơ tim gấp 3 lần

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường đặc trưng là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, lâu dần sẽ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội vừa thực hiện thành công ca can thiệp phức tạp cứu bệnh nhân nữ (50 tuổi, Hà Nội) bị hẹp tĩnh mạch não – căn bệnh hiếm gặp trên thế giới.

14 năm chịu đựng căn bệnh hiếm

Bệnh nhân N.T.H cho biết, sau khi sinh con thứ 2 cách đây 14 năm, tai phải của chị nghe lúc nào cũng như có tiếng thổi ù ù bên tai, kéo theo đó là tình trạng căng thẳng, mất ngủ, đau đầu triền miên. Ngày ngày chịu đựng tiếng ù tai mà không thể tìm ra bệnh, có thời điểm chị đã phải sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều lượng cao. Vài năm gần đây thì bệnh nhân đã phải nghỉ việc hoàn toàn vì phải dành quá nhiều thời gian đi khám bệnh.

Khi thăm khám tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, sau khi các nguyên nhân bất thường về tai, về nội thần kinh như u não, nhồi máu não được loại trừ hết, các bác sĩ nghi ngờ vấn đề về mạch máu. Mặc dù bệnh nhân đã được chụp cắt lớp vi tính mạch não, chụp DSA mạch não vẫn không thấy bất thường.

Không bỏ cuộc, khi thăm khám lâm sàng rất kỹ, các chuyên gia nội khoa thần kinh Pháp tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội – TS. BS Sabrina Stefanizzi Debuc, BS Christian Brosset đã lưu ý một điểm nhỏ bất thường.

Ngay lập tức, TS. BS Sabrina Stefanizzi Debuc đã phối hợp với trung tâm đại học Pháp ở Paris tiến hành hội chẩn. Đội ngũ các chuyên gia giỏi hội chẩn và đưa ra kết luận bệnh nhân bị hẹp xoang tĩnh mạch ngang bên phải, một tĩnh mạch lớn nằm trong não. Đây có thể là nguyên nhân gây nên mọi đau khổ của bệnh nhân trong nhiều năm qua.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội được giải thoát khỏi căn bệnh hiếm gặp khiến chị bị ù tai, mất ngủ 14 năm - Ảnh 2.

TS. BS Sabrina Stefanizzi Debuc và BS Christian Brosset hội chẩn cùng các chuyên gia can thiệp mạch máu não. Ảnh BVCC

TS.BS Nguyễn Ngọc Cương – Chuyên gia can thiệp mạch não cho biết: Hẹp tĩnh mạch não là bệnh không phổ biến kể cả trên thế giới. Hình dung tĩnh mạch như một đường ống, nó giống vòi nước. Khi vòi nước hẹp thì dòng chảy nhanh lên, phụt đi xa hơn. Tĩnh mạch não lúc đầu rộng như bình thường nhưng theo thời gian phát sinh bệnh lý, tĩnh mạch hẹp dần đi thì cơ chế giống như cái vòi nước. Khi dòng máu chạy qua vị trí tĩnh mạch bị hẹp, tốc độ dòng máu tăng lên rất nhanh. Vị trí hẹp tĩnh mạch của bệnh nhân ở ngay sát tai, khi máu chảy qua sẽ tạo áp lực mạnh. Đó là lý do tại sao bệnh nhân nghe tiếng thổi ù bên tai. Tình trạng hẹp tĩnh mạch này cũng khiến máu không được dẫn về tim mà ứ trệ lại trên não, làm tăng áp lực trong não, gây ra các cơn đau đầu mà bệnh nhân gặp phải. Tình trạng ngày càng tồi tệ hơn khi chị phải chịu đựng tiếng ù tai và cơn đau đầu trong suốt 14 năm.

Đặt stent tĩnh mạch – thủ thuật can thiệp phức tạp ít được thực hiện

Sau khi thống nhất, các chuyên gia đưa ra quyết định cuối cùng là đặt stent xoang tĩnh mạch ngang bên phải cho bệnh nhân để giải phóng phần bị tắc hẹp giúp máu lưu thông bình thường.

Trong khi đặt stent động mạch là phương pháp khá phổ biến hiện nay, áp dụng trong nhiều trường hợp thì đặt stent tĩnh mạch đặc biệt là bên trong não là trường hợp rất hiếm. Nếu phát hiện ra bệnh là phần khó nhất thì can thiệp thành công cũng là điều khó.

Theo TS.BS Nguyễn Ngọc Cương, 3 khó khăn gặp phải ở ca này là: Kỹ thuật rất xa lạ đối với các bác sĩ làm về can thiệp mạch não. Đặt stent tĩnh mạch trong não chưa từng được triển khai một cách thường quy trước đây. Dụng cụ cũng không phải dành riêng cho việc đặt stent mạch não này mà kết hợp nhiều loại dụng cụ khác nhau của can thiệp thần kinh, can thiệp mạch vành. Khó khăn thứ 2 là tĩnh mạch trong não hẹp, đường kính chỉ có 2,3 mm. Ống thông cũng có đường kính 2,3 mm bằng với mạch hẹp. Thêm vào đó, mạch máu ở trong não ngoằn nghèo chứ không thẳng, việc đưa được ống thông qua vị trí hẹp thành công hay không quyết định phần lớn kết quả can thiệp. Khó khăn thứ 3 là xoang tĩnh mạch trong não có nhiều hang hốc, ngóc ngách, nếu luồn không khéo, lạc vào ngóc ngách đấy thì sẽ không thể mở stent ra và đẩy ống thông lên được.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội được giải thoát khỏi căn bệnh hiếm gặp khiến chị bị ù tai, mất ngủ 14 năm - Ảnh 3.

Đội ngũ chuyên gia can thiệp mạch máu não trong ca phẫu thuật phức tạp. Ảnh BVCC

Lường trước được các khó khăn trên, với việc làm chủ kỹ thuật cùng hệ thống máy móc hiện đại, các bác sĩ bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.H trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Theo đó, họ đã can thiệp theo hai đường: Chọc một đường từ động mạch đùi lên trên động mạch não để xác định vị trí hẹp, sau đó tiếp tục mở một đường từ tĩnh mạch cảnh ở vùng cổ, để đưa ống thông lên trên và đi vào tĩnh mạch não để đặt stent.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội được giải thoát khỏi căn bệnh hiếm gặp khiến chị bị ù tai, mất ngủ 14 năm - Ảnh 4.

Tĩnh mạch trước và sau khi đặt sten. Ảnh BVCC

Do xác định được nguyên nhân, ngay sau can thiệp, dấu hiệu ù tai bên phải của bệnh nhân đã biến mất hoàn toàn. Chị N.T.H có thể sinh hoạt bình thường và có giấc ngủ ngon đầu tiên sau 14 năm.

Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội được giải thoát khỏi căn bệnh hiếm gặp khiến chị bị ù tai, mất ngủ 14 năm - Ảnh 5.

Bệnh nhân hồi phục sau ca phẫu thuật tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội và có giấc ngủ ngon sau 14 năm

Cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn

TS.BS Nguyễn Ngọc Cương cho biết thêm, hẹp tĩnh mạch não nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng áp lực trong não, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ.

Hẹp tĩnh mạch não là căn bệnh hiếm gặp trên thế giới và ít được quan tâm đến. Bệnh nhân thường có dấu hiệu ù tai cùng bên với tĩnh mạch hẹp mà mọi thăm khám về tai mũi họng hay nội thần kinh đều cho kết quả bình thường. Một nghiệm pháp rất quan trọng để chẩn đoán là khi ép tĩnh mạch cảnh cùng bên thì tiếng ù tai mất hoàn toàn. Chẩn đoán bệnh này cần phải có kinh nghiệm vì dấu hiệu hình ảnh của hẹp xoang tĩnh mạch nội sọ cũng rất kín đáo.

Vì vậy, TS.BS Nguyễn Ngọc Cương khuyến cáo, ngay khi có dấu hiệu bất thường như ù tai, đau đầu, chóng mặt, sau khi đã khám và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh ở tai, nội thần kinh thì người bệnh cần thăm khám chuyên khoa với các bác sĩ, chuyên khoa hàng đầu về mạch máu não để phát hiện và can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. 


Giang Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 2 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 15 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 15 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Top