Người phụ nữ 67 tuổi nguy kịch vì tin thầy lang trên Facebook bỏ thuốc, uống nước kiềm chữa bệnh
GĐXH - Tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một "thầy lang" trên Facebook, bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch.
Nguy kịch vì bỏ thuốc bác sĩ kê để uống nước kiềm chữa bệnh
Theo thông tin từ Bệnh Viện Bạch Mai, bệnh nhân nữ, 67 tuổi, phát hiện mắc Basedow cách đây một tháng, được bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thay vì tuân thủ phác đồ, bệnh nhân đã tự ý ngừng thuốc.

BS. Nguyễn Huy Tiến kiểm tra tình trạng người bệnh. Ảnh: BVCC
Theo lời kể của gia đình, khoảng 6h sáng ngày 14/3, bệnh nhân tìm đến nhà "thầy lang" Nguyễn Tiến Nam tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, sau khi biết được thông tin chữa bệnh bằng nước kiềm qua vài người trên Facebook giới thiệu. Tại đây, "thầy lang" cam kết chữa khỏi bệnh trong 5 ngày với chi phí 200.000 đồng/ngày, yêu cầu bệnh nhân uống nước từ máy lọc nước hòa cùng muối. Nước này thường được mọi người bảo nhau là "nước kiềm".
Bệnh nhân ở nhà vị "thày lang" này và bắt đầu uống "nước kiềm" từ 17h30 ngày 14/03, đồng thời nhịn ăn. Trong thời gian này, bệnh nhân được yêu cầu uống "nước kiềm" mỗi khi khát hoặc đói. Đến hồi 02h30 sáng ngày 16/3, bệnh nhân bất tỉnh và được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai trong tình trạng lơ mơ, sau đó chuyển đến Bệnh viện Hà Đông.
Hôn mê nguy kịch vì uống nước kiềm quá mức
Tại Bệnh viện Hà Đông, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản. Xét nghiệm cho thấy chỉ số FT4 tăng cao (66), TSH giảm thấp (0.005), nghi ngờ cơn bão giáp. Đồng thời, bệnh nhân có tình trạng hạ đường máu nặng (1,7 mmol/L). Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, rồi tiếp tục chuyển sang Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Tiến, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê GCS 6 điểm, thân nhiệt 40°C, nhịp tim liên tục trên 170 lần/phút, tổn thương gan, rối loạn đông máu, tăng natri máu, tuyến giáp to đè đẩy lệch cổ. Xét nghiệm cho thấy hormone giáp tăng cao, siêu âm phát hiện bướu giáp lan tỏa, điểm bão giáp theo thang điểm Burch & Wartofsky lên tới 95 điểm.

Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được chẩn đoán: Cơn bão giáp trạng - Hôn mê sau hạ đường huyết - Viêm phổi, viêm gan, rối loạn đông máu/ Basedow. Đây là tình trạng cấp cứu hồi sức, bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch, nặng nhất, mất kiểm soát, nguy cơ tử vong cao.
Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng giáp, kiểm soát nhịp tim, bù dịch và kháng sinh trong 3 ngày, bệnh nhân vẫn hôn mê, phải thở máy kiểm soát…
Bác sĩ Nguyễn Huy Tiến nhấn mạnh, trường hợp này rất đáng tiếc bởi nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng phác đồ thì bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và thậm chí bệnh đã có thể ổn định. Việc tự ý bỏ thuốc và sử dụng phương pháp phản khoa học không chỉ khiến bệnh trở nặng mà còn đẩy người bệnh vào tình trạng nguy kịch, thậm chí nguy cơ tử vong cao.
"Chữa bệnh" hay mua vé gặp tử thần?
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận chùm ca bệnh cũng dùng cách uống một loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh. 3 bệnh nhân này bị suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo chu kỳ ở BVĐK Lai Châu, được giới thiệu nên tự ngừng chạy thận, xuống Thanh Oai uống "nước". Ngày uống 6 lít nước, nhịn ăn hoàn toàn trong 15 - 20 ngày. Các bệnh nhân này chỉ uống khoảng 2 - 3 ngày, bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê phải đưa đi cấp cứu.

Các bác sĩ kiểm tra phim chụp não xem xét những tổn thương. Ảnh: BVCC
Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn ý thức, suy hô hấp, tổn thương cơ tim nặng, phù phổi cấp do biến chứng quá tải dịch trên bệnh nền suy thận mạn. Các bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu cấp cứu ngay khi tiếp nhận. Điều đáng nói, kết quả xét nghiệm lượng Urê, Kali và Creatinin trong máu tăng rất cao. Urê gấp 3 lần bình thường, Creatinin gấp 10 - 15 lần bình thường. Những bệnh nhân này may mắn được lọc máu kịp thời, tránh khỏi tử vong, được điều trị tới khi ổn định, trở lại lịch trình chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sức khỏe và cuộc sống.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần uống quá nhiều nước bình thường như nước lọc hay nước đun sôi để nguội trong 1 ngày, kể cả ở người khỏe mạnh đã rất nguy hiểm, có thể gây nguy hại cho cơ thể như: phù thũng, phù phổi, pha loãng máu, hạ natri máu, phù não, hôn mê, co giật và tử vong, chứ chưa nói đến sử dụng lượng lớn nước kiềm/ngày. Trong khi môi trường dịch a xít của dạ dày với pH 1,5 - 3,5 lúc bình thường đóng vai trò hàng rào bảo vệ cơ thể, tiêu diệt bớt các vi trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống, trước khi chúng đi sâu xuống đường tiêu hóa. Uống quá nhiều nước làm độ a xít của dịch dạ dày bị giảm do pha loãng, các vi trùng gây bệnh khi qua dạ dày không bị tiêu diệt và tiếp tục đi sâu xuống ruột và gây bệnh.
Uống nhiều nước kiềm ngoài việc gây thừa nước như trên, còn gây thay đổi pH của máu, gây nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều này tưởng đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Môi trường máu của cơ thể có độ pH duy trì ổn định là 7,35 - 7,45 rất quan trọng. Môi trường này cho phép rất nhiều các chất trong cơ thể, enzym, hormon,... di chuyển và hoạt động, giúp cho các phản ứng hấp thu, chuyển hóa, hoạt động các cơ quan,…. được bình thường. Khi có thay đổi về pH của máu, cơ thể sẽ bị rối loạn và nhiều bệnh tật phát sinh theo. Khi uống nhiều nước kiềm, pH cơ thể bị tăng lên, rối loạn cảm giác, hôn mê, kali máu bị hạ dẫn tới có thể bị loạn nhịp tim, liệt, hoạt động của nhiều enzym bị giảm, thậm chí tử vong.
Đã có rất nhiều bài báo lên tiếng cảnh tỉnh về việc sử dụng các loại nước quảng cáo chữa bách bệnh, nước kiềm. Việc nghe và thực hiện theo những pháp đồ điều trị, lời tuyên truyền thiếu cơ sở khoa học rất nguy hiểm, thậm chí dễ mất mạng. Khi nghi ngờ có bệnh cần đến thăm khám ở cơ sở y tế có đăng ký. Việc ăn uống cần đảm bảo đa dạng về thể loại, số lượng, thể tích phù hợp theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, không tùy tiện uống quá nhiều bất kỳ một loại nước nào đó để tránh gây nguy hiểm cho cơ thể.
"Việc quảng cáo thu hút người khác đến chữa bệnh sai về chuyên môn, phản khoa học, gây hại cho bệnh nhân, đã và đang gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe người khác, thậm chí nguy cơ gây tử vong cao, tất cả hành vi này gây nguy hiểm cho cộng đồng. Các cơ quan chức năng cần khẩn cấp vào cuộc để chấm dứt hiện tượng này". BS Nguyên nhấn mạnh.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.