Người phụ nữ mắc bệnh vảy nến nghe lời khuyên tắm tinh dầu dưỡng da, sau 3 tháng hậu quả khôn lường
Sau 3 tháng tắm tinh dầu dưỡng da theo lời khuyên của mọi người, bệnh vảy nến của cô Trần chuyển biến xấu.
Cô Trần (54 tuổi), sống tại Đài Loan, mắc bệnh vảy nến. Sau 3 tháng tắm tinh dầu dưỡng da theo lời khuyên của mọi người, bệnh tình của cô Trần chuyển biến xấu. Làn da ở vùng mông, đầu gối, eo lưng bị khô và tróc vảy nghiêm trọng.
BS. Lâm Lượng Hoằng, khoa Miễn dịch, bệnh viện Taichung Tzu Chi Hospital, cho biết tinh dầu có tác dụng dưỡng da, nhưng không phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Hơn nữa, khi người bệnh tự ý ngừng sử dụng thuốc sẽ khiến bệnh tình chuyển biến xấu.

BS Hoằng chia sẻ về trường hợp cô Trần có tiền sử mắc bệnh vảy nến và bệnh viêm khớp. Làn da của bệnh nhân thường tróc vảy, nổi mẩn đỏ, khớp ngón tay và khuỷu tay đều sưng. Trải qua điều trị tích cực, diện tích vùng da bị vảy nến không quá 50% và đã thu hẹp dưới 10%, làn da không còn tróc vảy và bệnh viêm khớp cũng ổn định. Bệnh tình cơ bản được kiểm soát tốt.
Sau khi tình trạng ổn định, cô Trần tự ý ngừng sử dụng thuốc và nghe theo lời khuyên của mọi người là tắm tinh dầu dưỡng da. Sau 3 tháng tắm tinh dầu, bệnh của cô Trần chuyển biến xấu. BS Hoằng ngán ngẩm cho biết, bệnh vảy nến là trường hợp hệ miễn dịch ở trạng thái bất thường, khi người bệnh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc thành phần hóa học như tinh dầu sẽ khiến hệ bài tiết dầu trên da mất cân bằng, khiến làn da nổi mẩn đỏ, tróc vảy và ngứa.

Khi người bệnh gãi ngứa sẽ khiến hệ miễn dịch không còn hoạt động bình thường. Bệnh về da liễu và bệnh viêm khớp sẽ chuyển biến xấu và trở nên nghiêm trọng. BS Hoằng cảnh báo, hiện nay điều trị bệnh vảy nến đạt hiệu quả trên 95%, người bệnh không được sử dụng chất tẩy rửa mạnh hay tự ý ngừng sử dụng thuốc, chỉ nên dùng nước sạch và xà phòng trung tính để bảo vệ làn da.
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.
Những triệu chứng & dấu hiệu bệnh vảy nến là gì?
- Vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.
- Có thể xuất hiện những vết nứt đau.
- Da khô, nứt, có thể chảy máu.
- Ngứa, đỏ da và lở loét da.
- Sưng và cứng khớp.
- Vảy nến da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa bạn cần có biện pháp phòng ngừa.
- 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vảy nến?
- Có tổn thương trên da như vết cắt, trầy, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng.
- Uống quá nhiều rượu.
- Hút thuốc.
- Căng thẳng, stress.
- Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ (ví dụ như trong tuổi dậy thì và mãn kinh).
- Uống một số loại thuốc như lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để điều trị cao huyết áp) và thuốc chẹn beta (được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết).
- Viêm họng.
Rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như HIV, làm cho bệnh vảy nến dễ bùng lên hoặc khởi phát.
Theo Helino

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.