Người phụ nữ phát hiện mắc ung thư tuyến giáp từ một dấu hiệu lạ khi uống nước, ai thấy cũng “phát hoảng”
Khi người phụ nữ uống nước, đồng nghiệp đã hét toáng lên rằng, cái gì đang ở trên cổ cô thế kia?
Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ. Nếu phát hiện bệnh sớm thì khả năng chữa khỏi lên đến 90%.
Dù tỷ lệ chữa khỏi cao nhưng có lẽ bất kì ai cũng khó chấp nhận được sự thật khi phát hiện bản thân mắc ung thư, dù là ung thư tuyến giáp. Người phụ nữ trong câu chuyện này cũng vậy, cô ấy rất sốc khi phát hiện ung thư tuyến giáp một cách tình cờ. Tuy nhiên bằng nghị lực, cô ấy đã chống chọi lại với số phận và tiến về phía trước.

Ginger Gorman chụp ảnh cùng chồng con.
"Cổ cô bị sao thế?"
Người phụ nữ ấy là Ginger Gorman, hiện đang sinh sống và làm việc tại Úc. Cô là một nghiên cứu viên lành nghề được đồng nghiệp và cấp trên quý mến. Tuy nhiên vì một vài lý do, Ginger phải nghỉ việc ở công ty nhưng quản lý bảo rằng, cô cố gắng ở lại vài tháng nữa trong khi tìm người thay thế.
Trong thời gian này, Ginger đã giao lưu rất nhiều với đồng nghiệp trước khi chia xa. Cô thường xuyên đi ăn, đi chơi với họ để tạo kỷ niệm cuối. Những tưởng rằng đây là thời khắc chia ly đầy tiếc nuối, nhưng không, đó lại là khởi đầu cho một chuỗi ngày khổ sở sắp tới.
Hai tuần trước khi nghỉ việc, trong một lần Ginger liên hoan với đồng nghiệp, khi cô ấy ngửa cổ uống nước thì bỗng nhiên một đồng nghiệp hét toáng lên. Người này bảo rằng cổ của Ginger có bất thường, tự dưng lồi lên một khối u rất lớn giống như dị tật vậy. Khi tự nhìn vào gương thì quả thật như vậy, trông nó rất kinh khủng.
Quá sợ hãi, Ginger đã đến bệnh viện khám và nhận được kết quả rất sốc: Cô đã mắc ung thư tuyến giáp. Bác sĩ tiếp nhận điều trị - ông Peter Barry, nhìn Ginger đầy thông cảm và bảo rằng cô phải nhập viện ngay. Cục u nằm trên cổ chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư tuyến giáp nhưng ít ai để ý.

Khi mắc ung thư tuyến giáp, cổ có thể bị sưng lên hoặc có khối u (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Peter giải thích rằng, một trong những dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu đó là bệnh nhân xuất hiện các hạch và khối u bất thường ở cổ, cổ bị sưng. Những khối u này thường cứng, thấy rõ bờ, chuyển động theo nhịp mỗi khi người bệnh nuốt.
Ginger nhất thời không thể chấp nhận sự thật này nên rất hoang mang, tương lai đang rộng mở phía trước bỗng đóng sầm lại vì căn bệnh ung thư quái ác. Cô hỏi Peter nếu không phẫu thuật thì sống được bao lâu.
- "Đó không phải là câu hỏi hay đâu Ginger ạ, biết nhiều chỉ thêm buồn thôi" - Bác sĩ Peter đáp gọn.
- "Tôi cần câu trả lời", Ginger đáp, "tôi cần phải biết".
Chấp nhận sự thật và tiến hành điều trị
Bác sĩ Peter cho biết, ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến thứ 7 được chẩn đoán ở phụ nữ Úc. Ginger vừa chỉ bước sang tuổi 30 nên Peter khuyên cô đừng bỏ cuộc, hãy cố gắng tiếp nhận chữa trị. Dù thế nào thì chí ít, cô ấy cũng cố gắng hết sức rồi.
Sau khi nghe những lời động viên của Peter, Ginger đã lấy lại tinh thần và bắt đầu tiếp nhận điều trị. Cô nhập viện ở Bệnh viện Canberra (Úc) và được Sanjiv Jain – phó giáo sư kiêm bác sĩ giải phẫu tại đó chẩn đoán. Ông Sanjiv cười bảo rằng, Ginger là bệnh nhân duy nhất yêu cầu được xem các tế bào ung thư trong người mình.
"Khi nhìn vào kính hiển vi, tôi thấy các tế bào ung thư tuyến giáp như những cục xấu xí, dị dạng đan xen vào nhau. Những thứ này đang ở trong người tôi và khiến tôi chết dần chết mòn, thật đáng sợ biết bao" – Ginger chia sẻ.

Uống nước mà phát hiện có khối u ở cổ, hãy thận trọng (Ảnh minh họa).
Vào tháng 7/2007, bác sĩ Peter và nhóm của ông đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cho Ginger. Khi hết thuốc gây mê, bác sĩ đã nắm chặt tay Ginger và động viên rằng, mọi thứ đều ổn cả, không sao đâu, hãy mạnh mẽ lên cô gái. Tuy nhiên sau 48 giờ, Ginger không còn cảm giác ở tay, chân và mặt. Cô còn bị hạ canxi máu nghiêm trọng do biến chứng sau khi cắt bỏ tuyến giáp.
Lúc ấy Ginger không tài nào cử động được, cho nên không gọi được y tá hay bác sĩ tới giải quyết vấn đề. May sao có một bác sĩ trực ghé ngang, anh ấy hét lên và tiến hành cấp cứu ngay vì Ginger đang nguy hiểm tới tính mạng. Có thể nói rằng, vị bác sĩ ấy đã cứu Ginger trước thời khắc sinh tử.
Sáu tuần sau, Ginger được điều trị bằng iot phóng xạ và không may rằng, cô ấy đã bị nhiễm phóng xạ. Trong 3 ngày, Ginger phải ở một mình trong căn phòng có tấm biển màu vàng cùng ghi chú "bệnh nhân này bị nhiễm phóng xạ", không ai được phép vào. Ginger cũng bị cấm ra ngoài. Đồ ăn sẽ được đặt trước cửa để Ginger tự lấy. Lúc ấy Ginger chẳng khác nào bị cách ly với xã hội.
"Sau khi hết phóng xạ trong người, tôi được cho ra ngoài và trở lại với phòng bệnh. Khi gặp mẹ, tôi òa khóc như một đứa trẻ vì không thể chịu đựng nổi nữa. Tại sao tôi lại mắc ung thư khi còn trẻ thế này, tại sao tôi lại không được sống tiếp nữa, tại sao mọi thứ lại tàn nhẫn như vậy, tại sao, tại sao, tại sao…" – Ginger nghẹn ngào.
Nghĩ kỹ lại, khả năng Ginger mắc ung thư vốn đã có nhưng bản thân cô lại chủ quan. Cha của Ginger đã qua đời trước đó do ung thư tuyến tiền liệt, trong khi ung thư lại có tính di truyền. Ông ấy mất trước khi Ginger hạ con thứ hai, để lại nỗi đau rất lớn cho gia đình.

Ung thư có tính di truyền từ cha mẹ sang con, cho nên hãy tầm soát thường xuyên.
Sự hỗ trợ từ mọi người là sức mạnh lớn nhất
Lúc vừa mắc ung thư, Ginger luôn tự thu mình lại vì không muốn ảnh hưởng tới mọi người. Cô ấy nghĩ, đằng nào cũng chết thì sao phải làm khổ người khác, điều trị làm gì để tốn tiền bạc nhưng chưa chắc sống sót? Tuy nhiên những suy nghĩ ấy đã dần thay đổi khi Ginger nhận được tình thương từ mọi người xung quanh.
Đầu tiên chính là gia đình nhỏ của Ginger, từ chồng cho đến 2 đứa con đều là nguồn động lực lớn nhất. Ngày nào họ cũng vào thăm cô, kể cho cô nghe những chuyện vui và không bao giờ quên động viên người phụ nữ của gia đình. Mẹ của Ginger cũng rất thương con, sẵn sàng túc trực và chăm sóc mỗi khi Ginger đau ốm.
Đặc biệt hơn cả phải kể đến cô bạn thân của Ginger, chị Poppy. Sau khi nghe tin người bạn thân của mình bị ung thư, Poppy đã bay từ Anh về lại Úc để ở lại cổ vũ Ginger trong vài tuần. Poppy làm đủ chuyện để giúp bạn mình lấy lại nụ cười trên môi, bởi theo cô, đó chính là phương thuốc lớn nhất để vượt qua ung thư.
Trong thời gian điều trị ung thư, Hội đồng Ung thư cùng các bác sĩ, bệnh nhân trong Bệnh viện Canberra đã hỗ trợ hết sức. Họ luôn cổ vũ và động viên Ginger vượt qua khó khăn. Xung quanh có những người thấu hiểu và đồng cảm như vậy, Ginger cảm thấy không còn cô độc và cố gắng vượt qua bệnh tật.

Nhờ dấu hiệu lạ khi uống nước, Ginger đã phát hiện bệnh sớm (Ảnh minh họa).
Sau nhiều tháng điều trị, bệnh ung thư tuyến giáp của Ginger đã được chữa khỏi hoàn toàn. Cô cho biết, bản thân như sống lại lần thứ hai và sẽ quyết tâm sống hết mình, trân quý từng giây phút sau này. Hai vợ chồng Ginger quyết định "về quê trồng rau nuôi cá", tạm gác lại những bộn bề lo toan của trước đây. Họ trồng một luống rau khổng lồ, nuôi thêm gà, vịt để phát sinh thu nhập và tận hưởng cuộc sống.
Những trải nghiệm của Ginger đã được Đài phát thanh địa phương ABC (Úc) ghi lại và phát để làm nguồn động viên cho các bệnh nhân ung thư sau này. Ginger cho biết, cô ấy đã mắc ung thư và vượt qua nó, cho nên các bệnh nhân sau này, hãy vững tâm nhìn về tương lai và tiếp tục điều trị.

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 8 phút trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 11 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?
Sống khỏe - 1 ngày trướcVitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...