Người sót lại của chiến tranh
GiadinhNet - Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng ở làng Kuk (xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) vẫn có người lính thời chống Mỹ chưa một lần về quê, chưa một lần tìm tin tức gia đình, tự coi mình như một người sinh ra và chết đi ở ngôi làng Jrai này trong nỗi buồn mênh mang cả núi rừng.
Nghe câu chuyện đặc biệt của người đàn ông ấy, tôi tò mò, mà dường như cũng thấy thương cảm ít nhiều. chiến tranh đã đi qua mấy mươi năm, người đã nằm lại với đất thì không nói, nhưng người còn mà vẫn chưa một lần tìm về quê hương bản quán, ắt phải có một nỗi niềm chi đây. Mặt trời đứng bóng trên triền đồi bạt ngàn của làng Kuk (xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai), ông Đinh Quân Vĩ mới về. Mình trần, chiếc quần dài trễ xuống quá rốn. Khuôn ngực ông gầy nổi từng đốt xương phập phồng theo nhịp thở. Căn lều lợp lá sùm sụp trên đầu khiến tôi có cảm giác ông mang nguyên từ rẫy về tất cả cái nắng nôi và bụi bặm nhọc nhằn của một đời người. Thấy khách lạ ở trong nhà, ông vẫn thủng thẳng tắm táp, gội rửa rồi với lấy tẩu thuốc ra ngồi với khách. Ông ngồi trước mặt tôi. Quần cộc, chiếc áo khép hờ lộ tấm thân gầy. Rất tự nhiên, ông cứ ngồi bệt giữa nhà mà tiếp khách. Tôi hiểu là nếp làng đã bắt vào ông. Giá vô tình gặp ở ngoài đường, tôi cũng sẽ đinh ninh ông là một già làng Jrai như bao nhiêu già làng khác của vùng cao nguyên này.
Bằng chất giọng miền Bắc đã loãng, thi thoảng lại thêm thổ ngữ địa phương, ông trầm ngâm kể: "Chẳng nhớ bao năm rồi tôi đã mất hết ý niệm thời gian. Cứ khi nào việc xong thì ấy là giờ nghỉ. Căn lều này, khu rẫy này là tất cả thế giới của tôi…". Vít hai cần rượu bằng ống lồ ô nhỏ đã ám khói đen trên gác bếp, ông vần một ghè rượu ra giữa sàn, kéo tôi lại rồi thủ thỉ, rằng rượu này ông tự làm lấy, gạo nương nguyên chất, nước suối sạch, chỉ có men tự nhiên. Đấy là niềm vui của ông mỗi chiều sau một ngày cong lưng trên nương rẫy. Ông bắt đầu câu chuyện bằng cái giọng có chứa nhiều chua chát như thế. Ông vốn chẳng phải người làng này, đất này. Quê ông ở tận Yên Bái phía Bắc xa típ tắp, cũng đồi núi, cũng mảnh nương như thế này. Ông nhập ngũ năm 1965, phiên hiệu đơn vị bây giờ ông chỉ còn mang máng nhớ là Tiểu đoàn 1, Quân khu Vĩệt Bắc. Được một năm thì đi B, phiên chế về Binh trạm Trung, Mặt trận B3. Suốt 14 năm lăn lộn với chiến trường Tây Nguyên ác liệt, khi là trinh sát, thông tin, lúc coi kho, lúc vệ binh… Cấp bậc cũng đã Trung úy, Đại đội trưởng. Với trình độ học vấn lớp 10 nữa, lẽ ra không vì cái "sự cố" bất ngờ ấy thì chí ít ông cũng đã được xênh xang áo mũ như ai chứ đâu phải mỏi mòn ở cái làng này cho đến bây giờ.
Hỏi về cái sự cố như ông nói, ông lắc đầu định không kể, vì đó là nỗi đau trong lòng ông bốn mươi năm có lẻ. Nhưng rồi chẳng hiểu sao, ông gật gù: "Ừ thì thôi cũng chẳng giấu làm chi nữa. Đau thì cũng đau, nhưng đó là chuyện cũ của nhiều năm rồi. Số là cuối năm 1972, tôi được giao phụ trách kho gạo ở đồi Ba Không. Một đêm nghe tiếng mưa đổ bất thường, tôi tỉnh giấc nhìn ra thì đã thấy bốn bề nước láng băng. Ở xứ này những cơn mưa lở trời lở đất như thế cũng chẳng phải hiếm gặp. Đang định khoác áo mưa ra kho xem thế nào thì đã nghe ngoài vách tiếng rào rào nổi lên như có bầy voi rừng đang đạp cây tiến đến. Một cơn lũ quét bất chợt ập về. Chúng tôi ngoi ngóp trong làn nước, may mà không ai bị cuốn trôi. Định thần lại nhìn ra bờ suối thì kho gạo đã bay biến mất tự lúc nào. Sau sự cố ấy, tất cả lính kho đều bị kỷ luật, và đương nhiên tôi là người nặng nhất. Cũng cứ nghĩ đấy chỉ là cái án nhất thời, nào ngờ cho đến tận ngày giải phóng, mọi cuộc bình bầu khen thưởng tôi đều bị gạt ra! Tủi cực lắm!". Ông Vĩ dừng lại, giọng bỗng trở nên xa xăm như trở về tự thủa nào của ký ức buồn ấy.
Nghĩ mình vào chết ra sống bao nhiêu trận, cũng huân huy chương đủ cả, giờ gặp cảnh thế này, ông viết một bức thư cho chỉ huy, đại ý rằng: "Bao nhiêu năm bom đạn ác liệt tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ ngũ hay thoái lui. Bây giờ đất nước hòa bình, phận sự đã tròn, tôi muốn được ra ngoài tạo lập cuộc sống. Xin hứa dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không làm điều gì ảnh hưởng đến thanh danh đơn vị…" và rồi chỉ có một bộ quần áo trên người, ông lội bộ tìm về làng Kuk. Làng Kuk bấy giờ xác xơ đói rét lắm, song cũng chẳng biết đi đâu bởi đây là nơi duy nhất ông có người quen. Và cũng chẳng thể ngờ, nơi ấy lại là nơi ông nương mình cho đến tậ bây giờ, cùng với nỗi đau đáu khôn nguôi về thân phận, về cố hương, về người mẹ của mình.
Từ lúc rời đơn vị về làng Kuk, làm ăn trong nhiều năm trời như thế, ông Vĩ thú thật là cũng đã không ít lần đã nghĩ đến việc về thăm nhà. Ông chua chát bảo rằng con chim, con thú xa rừng còn biết nhớ cây nhớ cội, con người sao có thể đành đoạn với ruột thịt, quê hương được. nhiều lần nỗi đau đáu về quê hương bừng lên trong ông, ông quày quả xép mấy bộ quần áo cho vào chiếc ba lô cũ rách. Thế nhưng vừa khoác túi bước xuống cầu thang, cứ nghĩ đến điều tất yếu là mẹ và các anh em trong gia đình thế nào cũng hỏi: "Cùng đi B với nhau, cũng bấy nhiêu năm vào chết ra sống, sao người ta lên úy, lên tá. Mày trơ cái thân không trở về, nếu không đi đầu hàng địch thì cũng đào ngũ. Chắc là xấu hổ quá nên bây giờ mới dám ló mặt ra chứ gì?!" Hẳn rằng có thanh minh thế nào thì mẹ và các anh cũng không chấp nhận. Thế là ông lại khoác túi trở lên nhà. Hết lần này đến lần khác ông cứ trượt theo dòng suy nghĩ ấy, thư ông cũng chẳng viết thư, điện thoại về cũng không.
Có thể sau mấy mươi năm bặt tin ông, người ở nhà đã nghĩ ông hi sinh, hay mất tích gì đó, nỗi đau của người thân có lẽ cũng đã lắng. Vậy thì hãy để niềm tin ngủ yên, còn xáo động lên làm gì sự hoài nghi dằn vặt bởi sự "sống lại" muộn màng này nữa! Ông Vĩ chua chát. Hỏi chuyện ông về những người thân ở quê cũ, ông ngước mặt lên trời, thở dài một cái rồi tư lự: "Những năm ở chiến trường tôi vẫn hình dung nỗi khát khao cháy lòng mong được gặp lại con một lần của mẹ tôi. Nhưng đau lắm chú ạ! Bặt tin con bao nhiêu năm, rồi không chỉ phút lâm chung đã không được thấy mặt con nữa! chắc bà cụ buồn tôi nhiều lắm. Tôi cũng thật bất hiếu khi mà cho đến bây giờ tôi cũng chưa biết mộ mẹ nằm đâu… Giá như những ngày mới hết chiến tranh tôi đánh liều về viếng mẹ, hẳn mẹ tôi sẽ tha thứ. Thế nhưng tôi đã quá mặc cảm với cuộc sống của mình, để bao tháng năm đã trôi qua rồi, làm sao mẹ còn tha thứ. Hẳn rằng đã gần 40 năm không tin tức, mẹ tôi vẫn đinh ninh rằng tôi đã chết. Nỗi đau chồng con không trở về, thời ấy đâu riêng một mẹ tôi. Vậy thì hãy để người hóa thân với nỗi đau ấy. Khơi dậy lại, hóa ra tôi là kẻ bất hiếu hai lần sao?!", ông nói rưng rưng. Tôi nghe cũng rưng rưng, tôi thấy trong mắt ông có điều gì đó đau đớn đến tột cùng. Ở cái tuổi đã gần hết kiếp người như ông, nỗi mong ước về cố xứ cũng là lẽ thường tình. Lá rụng về cội mà! Nhưng một con người vào sống ra chết không sợ, lại rưng rưng nước mắt khi nghĩ về quê hương bản quán, nghĩ về người mẹ già của mình. Âu đó cũng là lẽ thường tình. Tôi lặng đi, lòng dậy lên niềm chua xót bởi cái lý đầy đau xót của ông.
Ông còn kể nhiều, nhiều nữa những câu chuyện của mình, tôi nghe mà vừa buồn cười, lại vừa thấy xót xa cho ông. Đành rằng ông nghĩ cực đoan như thế, đành rằng ông ngại về thân phận mình khi trở về cố hương, đành rằng rất nhiều thứ khác núi chân ông lại đất này. Mấy mươi năm qua ông không tin tức về gia đình, đành là ông có lỗi, nhưng cái nhìn xã hội bây giờ đã thoáng lắm rồi. "Mà như bác nói thì Nhà nước đã cho hưởng trợ cấp một lần, thế có nghĩa là xem như mình được xóa lỗi. Bưu điện xã ngay kia, chỉ cần một cú gọi dịch vụ là có ngay số điện thoại ủy ban chỗ bác. Rồi cứ nhắn tin hỏi thăm, tìm người như thế, như thế… Việc gặp lại người thân chỉ gang tấc mà thôi!", tôi gợi ý, tôi đưa cả điện thoại ra cho ông. Nhưng mặc cho tôi nói, ông vẫn cứ ngồi lặng, lúc lâu mới buông một câu gọn lỏn nghe vô chừng buồn: "Có lẽ rồi tôi cũng thử xem? Biết đâu...". Hình như câu này ông đã nói nhiều lần lắm, với nhiều người nữa. Nhưng…
Ông dựa lưng vào vách nứa, thả đám khói lãng đãng lững lờ lên mái bếp mà trầm ngâm. Có lẽ ông đang nhớ về cố hương mình, nơi đó có biết bao kỷ niệm. Tôi nhìn mênh mang vào cái "thế giới" của ông bây giờ. Căn chòi được thưng bằng nứa lồ ô, lợp tôn vá víu được ông chia làm hai ngăn. Ngăn trong cắm một chiếc sạp gỗ buông màn tối om, ý chừng là nơi ngủ của ông. Gian ngoài làm bếp. Từ đây về tới làng Kuk dễ chừng phải đến 3 cây số. Hút mắt nhìn ra chỉ thấy bốn bề cao su và cà phê vây bủa… Ông phân trần rằng bởi suốt ngày trần lưng ngoài rẫy, tối mới đáo về nấu cơm ăn rồi lăn ra ngủ. Một mình một cõi nên cũng chẳng buồn nghĩ đến phương tiện sinh hoạt. Xưa sống sao, bây giờ cứ vậy… gần bốn chục năm đã bó mình giữa làng, lại còn co mình vào cõi cùng của thế giới ấy nữa, ông đã mặc cảm với cuộc sống đến độ không biết tự thương thân. Bây giờ, khuôn mặt ông như cũng đã già đi mấy tuổi. Hoàn cảnh của ông bấy giờ thật khó mà cân đong "bên tình bên hiếu". Ông chỉ biết làm theo lời con tim mách bảo. Và rốt cục thì đời cũng bù trừ cho ông, ấy là mối tình của ông với cô du kích nhỏ bên dòng sông cổ tích này.
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 6 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 7 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 8 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 12 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.